Hà Nội xem xét tờ trình Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Sáng 9/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thường kỳ tháng 11/2023 (lần thứ 2) để xem xét một số nội dung theo Chương trình công tác và chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố.

Các đại biểu tham dự phiên họp. (Báo Chính phủ).

Tại phiên họp, UBND TP. Hà Nội xem xét báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của TP Hà Nội; báo cáo Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật cơ cấu Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của TP Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp thành phố.

UBND Thành phố cũng xem xét tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết của HĐND thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Ngoài ra, phiên họp xem xét báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách của thành phố năm 2023 và trình ban hành Nghị quyết về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2024 (gồm phân bổ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công năm 2024; cập nhật cơ cấu Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của TP Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố); tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Điều chỉnh Kế hoạch tài chính 5 năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.

Phiên họp xem xét tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án có sử dụng vốn đầu tư công của thành phố; chấp thuận vị trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thành phố thông minh (huyện Đông Anh); ; thông qua các danh mục: dự án thu hồi đất năm 2024; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Tập thể UBND TP xem xét báo cáo quyết toán ngân sách thành phố năm 2022 và trình ban hành Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố năm 2022; điều chỉnh chênh lệch tiền lương các gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn năm 2017 – 2020.

Tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết về Quy định số lượng, mức hỗ trợ thường xuyên đối với Công an bán chuyên trách được bố trí ở thôn tham gia đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở; mức chi hỗ trợ thôi việc đối với Công an bán chuyên trách nghỉ công tác mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố.

Tờ trình về việc đề nghị xây dựng và dự thảo Nghị quyết “Quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Trước đó, ông Lê Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội đang phối hợp với các đơn bị liên quan nghiên cứu, lấy ý kiến để sớm hoàn chỉnh việc lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Theo đó, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu hai quy hoạch này cần phải được nghiên cứu song hành, có sự tương trợ để bảo đảm có sự nhất quán trong nội dung.

Hiện nay, Hà Nội đang triển khai tổ chức lập đồng thời 02 quy hoạch: Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Đến nay, đơn vị tư vấn lập quy hoạch báo cáo, hoàn chỉnh Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; đã phối hợp, tích hợp thống nhất đồng bộ, đồng thời với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và đồng bộ với các Quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên ngành, ngành, lĩnh vực, quy hoạch tỉnh có liên quan.

Trong đó, Hà Nội sẽ hoàn chỉnh, làm rõ từng nội dung điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô so với đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô năm 2011 (về mô hình, cấu trúc, trục phát triển, hạ tầng, phân bố sử dụng đất, phẩn bổ dân số…, các quan điểm mục tiêu, định hướng mới). Hoàn chỉnh, bổ sung tích hợp đầy đủ, đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, ngành, lĩnh vực có liên quan; bổ sung làm rõ các giải pháp quy hoạch để giải quyết một số nội dung còn tồn tại, hạn chế như: Úng ngập, ùn tắc giao thông, rác thải, không khí, vệ sinh môi trường…

 Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đang được TP. Hà Nội triển khai được đánh giá là rất cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển.

Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan và trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 10 (tháng 11/2022). 

Trong đó, nội dung quan trọng là đề nghị nghiên cứu, điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là "Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065" để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm). 

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.