Tính đến tháng 5/2023, toàn vùng có 211 đô thị, bao gồm 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương là Cần Thơ và 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là Mỹ Tho (Tiền Giang) và Long Xuyên (An Giang).
Chiều 10/6, TP Cần Thơ, Báo Xây dựng phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn "Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long".
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam).
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Công bố quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2030, dự kiến tháng 6/2023 khởi công đường vành đai 3 TP HCM, Hà Nội chốt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, giao một số tỉnh nghiên cứu làm cao tốc, TP HCM tính mở làn riêng cho xe đạp trên xa lộ Hà Nội,... là những thông tin quy hoạch, hạ tầng giao thông nổi bật trong tuần.
Với hệ thống đường cao tốc cùng cảng Trần Đề, sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá sau nhiệm kỳ này, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là nơi rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong suốt gần hai thập kỷ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đưa vào sử dụng 91 km đường cao tốc, chiếm 7% so với cả nước. Những nút thắt về hạ tầng, đặc biệt hệ thống đường bộ cao tốc còn khiêm tốn là một trong những nguyên nhân khiến miền Tây trở thành vùng trũng về phát triển kinh tế.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.