Hai Bộ trưởng giải trình về... 'giải cứu thịt lợn'

Sáng 13/6, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã giải trình về "giải cứu thịt lợn" trước Quốc hội.
hai bo truong giai trinh ve giai cuu thit lon
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Trả lời chất vấn về "giải cứu thịt lợn", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã nêu 2 nguyên nhân chính khiến thừa thịt lợn trong thời gian qua.

Thứ nhất, theo ông Cường, thời gian qua sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh: "10 năm qua, sản lượng thịt nói chung tăng hơn 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn.

"Cơ cấu thứ phẩm của người dân thay đổi. Trước kia, bữa cỗ có 70-75% là thịt lợn nhưng giờ có nhiều thực phẩm khác như trứng, thịt gà, thịt bò... khiến nhiều thực phẩm dư thừa, gây mất cân đối", Bộ trưởng Cường cho biết.

Thứ hai, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng tổ chức ngành hàng chưa tốt; chế biến cách lìa với sản xuất; khâu liên kết sản xuất kém.

"Khâu chế biến cũng rất kém, doanh nghiệp làm từ giống, chăn nuôi giết mổ, phân phối thị chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Hiện chúng ta chỉ xuất khẩu lợn đi 3 nước; chủ yếu là lợn sữa và xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc.

Sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường thì mới làm được khâu đầu còn 2 khâu sau rất kém, trong đó có trách nhiệm của ngành Nông nghiệp", ông Cường nói.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khâu chế biến và tổ chức thị trường còn yếu; cần tổ chức lại từng ngành hàng, đây là vấn đề cần thời gian dài để đầu tư phát triển, cũng như chấn chỉnh những bất cập...

Tham gia trả lời chất vấn, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng chăn nuôi phải căn cứ theo nhu cầu, tín hiệu của thị trường.

"Sản lượng thịt lợn tăng nhanh nhưng vẫn là tiềm năng nếu phát triển tốt thị trường. Tuy nhiên, vấn đề thị trường còn nhiều tồn tại.

Muốn xuất khẩu thì chúng ta phải mở cửa thương mại, mở cửa về thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu", Bộ trưởng Tuấn Anh nói.

8 giải pháp đột phá cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 gồm:

Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển thị trường; tiếp tục huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

hai bo truong giai trinh ve giai cuu thit lon Bộ Nông nghiệp gửi văn bản hỏa tốc đề nghị các tỉnh 'cứu lợn'

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã gửi văn bản hỏa tốc tới các tỉnh đề nghị chỉ đạo các sở, ngành có liên quan triển ...

hai bo truong giai trinh ve giai cuu thit lon Bộ Nông nghiệp kiến nghị dừng tạm nhập, tái xuất thịt lợn và phụ phẩm

Đề nghị Chính phủ xem xét dừng hoạt động nhập khẩu thịt lợn, lục phủ ngũ tạng về Việt Nam theo hình thức tạm nhập, ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.