Hải Phòng sắp cưỡng chế công trình vi phạm tại bãi Cát Dứa I

Từ ngày 31/5, TP Hải Phòng sẽ cưỡng chế để tháo dỡ công trình vi phạm của CTCP Khu du lịch Đảo Cát Bà do doanh nghiệp này không tự thực hiện tháo dỡ theo yêu cầu.
Hải Phòng cưỡng chế công trình vi phạm của doanh nghiệp tại bãi Cát Dứa I - Ảnh 1.

Quần đảo Cát Bà. (Ảnh: UBND TP Hải Phòng).

Theo Cổng tin tức TP Hải Phòng, Thanh tra Sở Xây dựng thành phố vừa thành lập Ban cưỡng chế để tháo dỡ công trình vi phạm của CTCP Khu du lịch Đảo Cát Bà tại Bãi Cát Dứa I thuộc phân khu phục hồi sinh thái biển Vườn Quốc gia Cát Bà (thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng).

Trước đó, vào ngày 15/12/2020, Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp này sau khi kiểm tra và phát hiện sai phạm.

Thanh Sở Xây dựng sau đó đã phối hợp với UBND huyện Cát Hải, UBND thị trấn Cát Bà, Tổ dân phố số 11, Vườn Quốc gia Cát Bà vận động Công ty Khu du lịch đảo Cát Bà tự tháo dỡ công trình có vi phạm, song doanh nghiệp này không thực hiện theo chỉ đạo.

Ngày 1/3/2021, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Thời gian tổ chức thực hiện cưỡng chế từ ngày 31/5 đến 17/6.

Trước đó, tháng 12/2020, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Cụ thể, văn bản nêu rõ, từ năm 2009 đến nay, Vườn Quốc gia Cát Bà đã để Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà sai phạm trong việc liên doanh liên kết với 7 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp này bao gồm: Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Thủy sản thương mại Thùy Trang; CTCP Thương mại Tùng Long; CTCP dịch vụ du lịch Đảo Cát Dứa; Công ty TNHH Đảo Cát; CTCP Khu du lịch Đảo Cát Bà; CTCP Thương mại Thanh Bình và CTCP Đầu tư thương mại và Dịch vụ Đông Kinh.

Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà đã sai phạm trong việc ký các hợp đồng với các doanh nghiệp trên khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Về phía doanh nghiệp, 7 công ty nói trên đã đầu tư xây dựng các công trình khi chưa được chấp thuận đầu tư dự án; không có hồ sơ pháp lý về đầu tư xây dựng; không có giấy phép xây dựng và không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng; không lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; không có các thủ tục về phòng cháy chữa cháy; không có giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, dịch vụ lưu trú.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.