Hai tiệm vàng tại Hà Nội giúp Công ty Nhật Cường chuyển hàng nghìn tỷ đồng

Theo kết luận của cơ quan điều tra, bị can Bùi Quang Huy cùng các đồng phạm đã thông qua hai tiệm vàng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để chuyển hàng nghìn tỷ đồng tiền mua hàng nhập lậu, thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Buôn lậu", "Rửa tiền" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).

Theo điều tra, từ năm 2013 đến năm 2019, Công ty Nhật Cường kinh doanh mua bán điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác dưới nhiều hình thức gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp rồi thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội để bán, thu lợi.

Từ năm 2014 đến 2019, Tổng giám đốc công ty Nhật Cường - Bùi Quang Huy sử dụng hệ thống nhân sự của công ty để mua 255.311 sản phẩm điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, đồng hồ… với tổng trị giá 2.927 tỷ đồng. Số hàng này được nhập từ 16 chủ hàng có địa chỉ tại các nước Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông…

Sau khi mua hàng, bị can Huy không ký hợp đồng với các nhà cung cấp để nhập khẩu chính ngạch mà chỉ bỏ ra số tiền hơn 72,9 tỷ đồng để thuê vận chuyển hàng trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam, theo ba con đường.

Hai tiệm vàng ở Hà Nội giao dịch hàng nghìn tỷ đồng với công ty Nhật Cường   - Ảnh 1.

Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường hôi giữa năm 2019. (Ảnh: Thanh niên).

Tài liệu điều tra xác định bị can Bùi Quang Huy và đồng phạm đã thuê 9 đường dây vận chuyển hàng lậu từ Hồng Kông về Việt Nam. 

Việc vận chuyển hàng hóa trái phép được thực hiện theo đường biển về cảng Hải Phòng, đường hàng không về qua sân bay quốc tế Nội Bài và qua đường bộ, từ Quảng Châu (Trung Quốc) về khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và tập kết tại kho của Công ty Nhật Cường tại số 39, phố Lý Quốc Sư.

Sau đó, hàng lậu được phân phối tới các cửa hàng thuộc hệ thống công ty để tiêu thụ.

Bị can Bùi Quang Huy chỉ đạo nhân viên lập hai hệ thống sổ sách kế toán, trong đó một hệ thống đầy đủ thể hiện trong nội bộ công ty và hệ thống khác để đối phó với các cơ quan chức năng.

Cơ quan điều tra kết luận thông qua hệ thống các cửa hàng, Công ty Nhật Cường đã tiêu thụ 254.364 sản phẩm, thu được tổng số tiền hơn 3.213 tỉ đồng, qua đó hưởng lợi hơn 221 tỷ đồng. Hiện còn 974 sản phẩm chưa tiêu thụ, giá trị mua là hơn 7,7 tỷ đồng.

Kết luận điều tra cũng cho biết bị can Bùi Quang Huy cùng các đồng phạm đã thông qua hai tiệm vàng để chuyển hàng nghìn tỷ đồng tiền mua hàng nhập lậu, thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài.

Hai tiệm vàng này là Lộc Phát (số 65, phố Hà Trung, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ) và tiệm vàng Thuận Phát (số 9A, phố Hàng Dầu, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm do Bùi Thanh Phượng điều hành).

Cụ thể, tiệm vàng Lộc Phát chuyển 1.729 tỷ đồng; chi tiền mặt là 1.121 tỷ đồng, số tiền còn lại chuyển khoản 21 tài khoản vào 12 cá nhân. Tiệm vàng Thuận Phát chuyển 795 tỷ đồng; chi tiền mặt là 487 tỷ ỉ đồng, số còn lại chuyển vào 14 tài khoản của 8 cá nhân.

Trong quá trình điều tra, hai chủ cửa hàng nêu trên khai tài khoản có nhận tiền Công ty Nhật Cường. Tuy nhiên, hai chủ cửa hàng chỉ khai nhận việc chuyển tiền cho Công ty Nhật Cường để chuyển tiền cho khách hàng trong nước (không nhớ rõ đơn vị, cá nhân nào), không thừa nhận việc chuyển tiền ra nước ngoài.

Về việc này, Cơ quan điều tra kết luận đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa thu thập được tài liệu phản ánh việc các đối tượng chuyển tiền ra nước ngoài. 

Từ ngày 29/1/2016, bị can Bùi Quang Huy thành lập Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Công ty Nhật Cường SoftWare), giao cho Võ Minh Hiếu làm Giám đốc, đại diện pháp luật.

Bộ phận phần mềm Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường SoftWare sử dụng nguồn tiền từ các hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường để xây dựng một số phần mềm công nghệ thông tin nhằm mục đích bán cho các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng, trong đó nhiều phần mềm, thiết bị được bán, chuyển giao cho UBND TP Hà Nội.

Hành vi sử dụng tiền có được từ hoạt động buôn lậu sang đầu tư, kinh doanh hợp pháp này có dấu hiệu của tội “rửa tiền”. Tuy nhiên, do bị can Bùi Quang Huy đang bỏ trốn nên C03 đã tách riêng vụ án này để tiếp tục điều tra.

 

chọn
D2D lội ngược dòng trong quý IV nhờ dự án Lộc An, vượt 98% mục tiêu lãi 2024
9 tháng đầu năm 2024, D2D lỗ sau thuế gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý IV, nhờ phát sinh doanh thu tại khu dân cư Lộc An và KCN Châu Đức, D2D lãi 91 tỷ đồng và vượt 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.