Hãng đồ chơi lớn nhất thế giới: Mọi thứ rất tốt khi rời Trung Quốc, chúng tôi thấy cơ hội tuyệt vời ở Việt Nam, Ấn Độ

Hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới Hasbro cho biết việc chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc đã mang lại kết quả tích cực cho công ty.

CEO Brian Goldner chia sẻ với CNBC rằng: "Mọi thứ đều diễn ra rất tốt đối với chúng tôi". Theo ông, hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới đã tập trung vào việc đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình kể từ năm 2012, vì lí do rủi ro của doanh nghiệp. Ông cho biết: "Chúng tôi đang nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời ở Việt Nam, Ấn Độ và các vùng lãnh thổ khác như Mexico. Chúng tôi cũng đang sản xuất ở Mỹ".

Khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung gia tăng trong tháng qua, Tổng thống Donald Trump tuần trước đã kêu gọi các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc, và đưa dây chuyền sản xuất "về nhà". Theo Hasbro, điều này không khó để thực hiện.

gettyimages-111509195

Các doanh nghiệp Mỹ thay nhau giảm lệ thuộc vào các nhà xưởng Trung Quốc. (Ảnh: Getty).

Goldner xác định rằng người khổng lồ đồ chơi không sở hữu bất kì nhà máy nào ở bất cứ đâu trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, hãng đang đang vận hành sản xuất khoảng 20% doanh thu. Trên toàn cầu, khoảng 2/3 lượng đồ chơi của hãng đến từ Trung Quốc, nhưng điều đó đã giảm đáng kể so với gần 90% trong năm 2012.

Giám đốc điều hành cho biết thêm: "Ở đây, chúng tôi đang nhìn thấy một cơ hội vào cuối năm 2020, sẽ chỉ còn khoảng 50% hoặc thấp hơn lượng đồ chơi đến từ Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng vào năm 2023, con số này sẽ dưới 1/3".

Hasbro là hãng đồ chơi lớn nhất thế giới tính trên trường chứng khoán. Doanh số của công ty đạt 5,21 tỉ USD vào năm 2017, xếp thứ 3 thế giới, sau Mattel và Lego. Hasbro nổi tiếng với các loại đồ chơi như Transformers, Marvel Legends, Công viên kỷ Jura, Pokémon,…

Mặc dù Hasbro cảm thấy tự tin rằng họ sẽ có thể chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng họ vẫn hy vọng mức thuế 10% mà Trump tuyên bố hồi đầu tháng sẽ bị trì hoãn. Goldner cho rằng: "Tôi rất vui khi thấy chính quyền đã cắt giảm thuế quan đối với ngành hàng đồ chơi, đặc biệt là dịp cận kề các ngày lễ".

Theo ông, mức thuế này nếu được áp dụng, Hasbro sẽ chịu chi trả, cuối cùng là người dùng chịu thiệt. Tôi đang có cuộc trò chuyện với các nhà bán lẻ, và tất nhiên chúng tôi sẽ vượt qua những chi phí đó.

105208941-GettyImages-531741398

Suy cho cùng, người dùng Mỹ vẫn là đối tượng chịu thuế 10% vào cuối năm. (Ảnh: Getty).

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ hồi tháng 5/2019, có khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc xác định sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. 

Stephen Olson, chuyên gia của Hinrich Foundation, cho rằng: "Động thái này sẽ tạo ra sự rạn nứt chưa từng thấy trong mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới". Theo đó, sự không chắc chắn này gây bất lợi cho doanh nghiệp cả hai nước.

Còn ông Jake Parker, Phó Chủ tịch phụ trách Trung Quốc tại Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung, cảnh báo rời khỏi Trung Quốc là bỏ lỡ một cơ hội tăng trưởng toàn cầu quy mô lớn.

 Ông phân tích: "Cách duy nhất để giải quyết những thách thức mà các công ty Mỹ gặp phải khi hoạt động tại Trung Quốc là 2 bên tiếp tục đàm phán, từ đó xóa bỏ thuế quan, đưa mối quan hệ về quỹ đạo ổn định hơn".

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.