Hàng loạt dự án nghỉ dưỡng, nhà ở ven biển Quảng Nam vướng mặt bằng

20 dự án bất động sản đang triển khai tại vùng ven biển Quảng Nam gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, như Khu nghỉ mát Malibu Hội An, Khu nghỉ dưỡng biển Vina Capital Hội An, Khu du lịch tại phường Điện Dương, Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông, Khu đô thị Ngọc Dương River mở rộng,...

UBND thị xã Điện Bàn vừa có báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án ven biển trên địa bàn. 

Theo đó, hiện nay, từ ranh giới phía tây của Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đến biển Đông có tổng cộng 26 dự án; gồm 17 dự án khu nghỉ dưỡng du lịch, thương mại - dịch vụ và 9 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, tái định cư.

Trong đó 5 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 20 dự án đang thực hiện thủ tục hồ sơ pháp lý và đang triển khai thi công, 1 dự án thu hồi.

Cụ thể, 5 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng gồm Sân golf Montgomerie Link 70,34 ha (do CTCP    Indochina Hội An làm chủ đầu tư); Khu du lịch Kim Vinh - Le Belhamy 7,86 ha (Công ty TNHH DCDL XDDD - TT nội thất và TM Kim Vinh); Khu du lịch Nam Hải 31,16 ha (Công ty TNHH Indochina Resort Hội An); Khu du lịch sông Hàn quy mô 2,98 ha (Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Dịch vụ Sông Hàn) và Câu lạc bộ biển Blush Hội An 1,98 ha (Công ty TNHH Blush Hội An).

Một dự án thu hồi năm 2021 là Khu du lịch Phước Minh rộng 5,37 ha do Công ty TNHH Phước Minh làm chủ đầu tư. 

20 dự án đang triển khai, gồm 12 khu nghỉ dưỡng, du lịch và thương mại dịch vụ. Cụ thể là: Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông 1,5 ha (do CTCP Kinh doanh Quản lý BĐS Trung Kỳ - Viêm Đông làm chủ đầu tư); Khu nghỉ mát Malibu Hội An 10,1 ha (Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas); Khu du lịch nghĩ dưỡng và sân gôn cao cấp Mai House Hội An 9,49 ha (Công ty TNHH Indochina Thế kỷ 21); Dự án đầu tư và kinh doanh Bất động sản Du lịch Hà My 4,7 ha;

Công viên chuyên đề vui chơi giải trí cổ cò 4,3 ha (CTCP Thiên đường Cổ Cò); Dự án Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN 13,5 ha (CTCP CYAN); Trung tâm Hội nghị và Nhà khách khu vực miền Trung - Tây Nguyên 4,68 ha (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Khu du lịch nghĩ dưỡng The Silla Reort - tên cũ là D'Evelyn Beach Reort 5,38 ha (Công ty TNHH Quê Việt Quảng Nam); Khu biệt thự Dakan tại phường Điện Dương rộng 1,2 ha (Công ty TNHH Khu du lịch và dịch vụ Dakan); Khu du lịch tại phường Điện Dương 7 ha (CTCP Đầu tư và xây dựng Xuân Phú Hải); Khu du lịch biển cao cấp 7,97 ha (CTCP Mbland Tonkin) và Khu nghỉ dưỡng biển Vina Capital Hội An 7,33 ha (Công ty TNHH Vina Capital Hội A).

8 khu dân cư, khu tái định cư ven biển đang triển khai gồm Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu đô thị Bắc Hội An quy mô 47,36 ha (của Công ty TNHH phát triển đô thị Bắc Hội An); Khu dân cư dịch vụ - du lịch Làng Chài Điện Dương quy mô 24,17 ha (của CTCP Xây dựng Beston); Khu dân cư tái định cư Hà My Đông A rộng 19,3 ha (Công ty TNHH phát triển đô thị Bắc Hội An); Khu dân cư - tái định cư cho các dự án tại phường Điện Ngọc và Điện Dương 19,2 ha (Công ty TNHH Hoàng Tiên); Khu đô thị Ngọc Dương River mở rộng 19,95 ha (CTCP Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng - Quảng Nam);

Ba dự án của CTCP Tập đoàn VN Đà Thành là Khu dân cư Thống Nhất - giai đoạn 1, phường Điện Dương 9,8 ha; Khu dân cư Thống Nhất - Giai đoạn 2, phường Điện Dương 9,37 ha và Khu dân cư đô thị Hà Quảng 19,6 ha.

Khó khăn về giải phóng mặt bằng

Các dự án ven biển trên địa bàn đều gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là 20 m vệt cây xanh ven biển.

Cụ thể, với Khu nghỉ mát Malibu Hội An, Khu nghỉ dưỡng biển Vina Capital Hội An, Khu du lịch tại phường Điện Dương, Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông, do một số hộ dân không thống nhất về chế độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nên không đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng. 

Tại Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An, tuyến cảnh quan cây xanh và lối tiếp cận trước dự án có trình trạng các hộ dân hiện đang cắm cọc không cho chủ đầu tư triển khai một đoạn dài 100 m với lý do đất chưa được nhà nước đền bù.

Dự án Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN, do quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thay đổi, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, hiện nay dự án chưa có quỹ đất bố trí tái định cư, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, có hiện tượng lấn chiếm, xây dựng trái phép; việc điều chỉnh quy hoạch dự án nhiều lần; hồ sơ pháp lý dự án thay đổi; tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Khu dân cư Thống Nhất - giai đoạn 1 gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, các phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ GPMB đã được phê duyệt năm 2016 (4 đợt) nhưng đến nay việc GPMB chưa hoàn thành để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Các hộ chưa nhận tiền đền bù và không bàn giao mặt bằng do không thống nhất phương án GPMB.

Với Khu đô thị Ngọc Dương River mở rộng, hiện nay giá đất tái định cư của dự án đã hết hiệu lực và các quy định của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng đã thay đổi, do đó phải trình lại phê duyệt giá đất tái định cư và họp xét tái định cư.

Ngoài ra, địa phương cho biết các thủ tục pháp lý dự án tiếp theo các dự án đang triển khai thi công nhưng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến các dự án trễ tiến độ như đã cam kết.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.