Vào những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018, hàng ngàn du khách thập phương đã đổ xô lên núi Thần Đinh (thuộc khu di tích chùa Non, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) để dâng hương, cầu an.
Khu di tích chùa Non - núi Thần Đinh là một địa điểm tâm linh thu hút đông đảo khách du lịch đến cầu an, vãn cảnh. Ngọn núi này nằm ở độ cao 405 m so với mực nước biển.
Theo nhiều tài liệu viết lại, núi Thần Đinh mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa gọi là “chốn đa phật”.
Nhìn từ dưới lên, ngọn núi sững sững cao vút, nhưng điều kỳ lạ là đỉnh núi lại tương đối bằng phẳng. Trên đỉnh núi Thần Đinh có di tích của ngôi chùa cổ gọi là chùa Non (hay còn có tên là chùa Kim Phong).
Hàng ngàn du khách thập phương leo núi Thần Đinh dịp đầu năm Mậu Tuất. |
Du khách muốn lên chùa chiêm bái, nếu theo đường thủy đến bến Chùa ở chân núi phải theo 1.225 bậc đá. Còn nếu đi theo đường Hồ Chí Minh (nhánh đông), đến địa phận xã An Ninh, huyện Quảng Ninh rẽ lên phía Tây, đi chừng 8 km sẽ đến chân núi Thần Đinh. Từ chân núi lên đỉnh, nơi có chùa Non du khách phải vượt qua chặng đường dốc với 1.260 bậc đá.
Trên đỉnh ngọn núi này còn có một giếng nước nằm ngay giữa bốn bề đá khô khốc nhưng không bao giờ cạn, kể cả những năm khô hạn nhất. Do vậy, nhiều người tin rằng, uống nước ở đây mang lại nhiều may mắn.
Trên đỉnh núi Thần Đinh có một khu đất rộng, khá bằng phẳng với chừng 200 m2 là nơi người xưa chọn để xây dựng chùa Non. Theo sử sách và văn bia ghi lại, từ xưa trên núi Thần Đinh có chùa Kim Phong cổ tự (chùa cổ Kim Phong) dân gian quen gọi là chùa Non. Núi Thần Đinh có phong cảnh đẹp nổi tiếng gần đế đô (Huế).
Núi có 3 đỉnh là đỉnh Kỳ Lân phía đông, đỉnh Thần Đinh phía tây bắc, đỉnh Long Lão cao nhất ở tây nam. Ba Đỉnh chầu lại thành thung lũng trên núi được nối kết bởi sườn núi đất như yên ngựa.
Ở đó có Kim Phong cổ tự dựa lưng vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn thần bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về bắc, nhìn ra cửa Nhật Lệ.
Để leo lên đỉnh núi, phải qua 1.260 bậc đá. |
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 25/2 (tức ngày mùng 10 tháng giêng năm Mậu Tuất), có hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến đây leo 1.260 bậc lên đỉnh núi Thần Đinh chiêm bái chùa và lấy “nước thánh”.
Để leo được số bậc kia, nhiều người phải dùng đến gậy. Theo đó, “sốt” dịch vụ cho thuê gậy leo núi Thần Đinh trong những ngày đầu năm ở đây.
Theo một người bán hàng ở khu vực dưới chân núi Thần Đinh, từ mồng 2 Tết đã có rất nhiều người đến đây leo núi, chiêm bái chùa Non.
Đầu năm nào, cũng có hàng ngàn người đến và nhiều người cần đến gậy để leo lên ngọn núi này. Do đó, những người bán hàng ở đây cũng chuẩn bị gậy để bán hoặc cho khách thuê.
“Nhà tôi năm nay chuẩn bị khoảng 200 chiếc gậy để bán và cho thuê. Gậy này bán thì với giá 2 - 3 nghìn đồng/cái/lượt, còn bán thì giá 10 nghìn đồng/cái. Tuy theo nhu cầu của khách, người nào mua thì mình bán, còn ai muốn thuê thì mình vẫn cho thuê”.
Cũng theo chủ hàng này, những chiếc gậy này được họ lấy từ trên núi. Nhà nào muốn có gậy đẹp thì đi vào rừng sâu lấy về, còn không cũng có thể kiếm được từ trong vườn của họ.
Bà Trần Thị Xuyến (80 tuổi, ở huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) chia sẻ: “Dù tuổi đã cao, nhưng tôi vẫn cùng con cháu leo lên chùa chiêm bái, lấy nước may mắn về dùng. Đây cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe”.
Một số hình ảnh do phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc ghi lại:
Hàng ngàn du khách thập phương leo núi Thần Đinh dịp đầu năm Mậu Tuất. Nhiều người mang cả con nhỏ đ leo núi Thần Đinh. |
Để leo lên đỉnh núi, phải qua 1.260 bậc đá.Ngôi chùa cổ trên đỉnh Thần Đinh nay chỉ còn những mảng tường đá rêu phong, chen đầy cây cối giữa một khu đất bằng phẳng đầy cây cổ thụ. |
Ngôi miếu cổ trên đỉnh núi, cạnh ngôi chùa cổ. |
Bà Trần Thị Xuyến nay đã 80 tuổi nhưng vẫn leo lên đến đỉnh núi để chiêm bái chùa... |
Đường xuống giếng Tiên... |
Nhiều người đua nhau lấy “nước thánh”... |
Cũng có những người không đủ sức để leo lên đến đỉnh núi, đành bỏ về giữa chừng. |
Năm nào, những người bán hàng ở đây cũng chuẩn bị gậy để bán hoặc cho những người leo núi Thần Đinh thuê. |
Dịch vụ này “sốt” mỗi dịp đầu năm ở khu vực dưới chân núi Thần Đinh. |
Sa Pa: Điểm đến hấp dẫn mỗi dịp Xuân về
Sa Pa luôn là niềm ao ước của tất cả mọi người, muốn được một lần đặt chân đến. Đặc biệt, vào dịp Xuân về, ... |
Chen chúc đi lễ chùa đầu năm: Chúng ta đang 'mặc cả' với thánh thần?
Những dòng người chen chúc đổ về các đền chùa, miếu mạo trong dịp đầu năm, cùng với đó là cảnh hỗn loạn, khói hương, ... |