Hàng trăm giáo viên 'tuyển dư' bị buộc thôi việc: Giải quyết kiểu gì giáo viên cũng khóc

Câu chuyện không cân bằng được cán cân cung - cầu nhân sự đã khiến nhiều giáo viên tại một số tỉnh thành rơi vào bế tắc. Nếu như ở Đắk Lắk, UBND huyện quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với những giáo viên thừa thì tại Thanh Hoá, các cô giáo "dư dôi" lại bị điều chuyển dạy mầm non.

Mới đây, câu chuyện “bỗng dưng mất việc” của hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Theo đó, UBND huyện đã mời 200 giáo viên đến trung tâm văn hoá huyện để nghe phổ biến về những thay đổi trong hợp đồng lao động của mình.

Không chỉ có 200 giáo viên đó nằm trong diện “nguy hiểm” mà có gần 400 giáo viên khác cũng phải đối mặt với nguy cơ mất việc trong một sớm một chiều.

Mặc dù huyện cũng có thông báo đính kèm rằng sẽ tổ chức thi tuyển để lấy ra 83 chỉ tiêu biên chế. Nhưng điều đó cũng không khiến các giáo viên an lòng bởi con số 83 chẳng nhằm nhò gì so với con số hơn 500 người.

thua hang tram giao vien tai nhieu dia phuong giai quyet kieu gi giao vien cung khoc
Nhiều giáo viên tại Đắk Lắk bức xúc với quyết định của UBND huyện. Ảnh: Zing

Để dẫn đến câu chuyện bi hài đó, lý do chính thuộc về trách nhiệm của các cán bộ, nguyên cán bộ UBND huyện Krông Pắk.

Được biết, từ năm 2011-2016, huyện Krông Pắk liên tục ký hợp đồng lao động đối với các giáo viên ở ba cấp: THCS, tiểu học và mầm non dẫn đến dư thừa hơn 600 biên chế.

Chúng ta có thể thấy, thái độ "sống chết mặc bay" của một số lãnh đạo đối với những giáo viên do chính họ đã tuyển dụng có lẽ không còn mới mẻ.

Vào năm 2016, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng xảy ra sự việc tương tự.

Sự việc bắt đầu tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Vào tháng 7, gần 400 giáo viên tại đó đã đối mặt với bi kịch thất nghiệp, không có thu nhập do UBND huyện không tiếp tục ký gia hạn hợp đồng với các thầy cô.

Tưởng chừng câu chuyện dừng lại ở đó, nhưng không, chỉ sau 2 tháng, gần 700 giáo viên tại huyện Yên Định cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự: Mất việc cũng bởi lý do: Thừa lao động do nhiều cán bộ “lỡ tay” ký hàng loạt hợp đồng.

Điều đáng nói, theo điều tra từ phóng viên báo Lao động, không ít trường hợp tuyển dụng giáo viên tại địa bàn không thông qua tổ chức thi tuyển, xét tuyển mà chủ yếu thông qua đường “cơm rượu, tình cảm”.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, phần hài hước nhất đó là sau khi sự việc xảy ra chưa đầy 1 tháng, UBND huyện Yên Định lại ra nhiều văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xin bổ sung thêm 253 nhân viên, giáo viên cho các bậc học do huyện lại… thiếu giáo viên.

Chuyện điều tiết sự cán cân cung – cầu, hay nói cách khác là điều tiết sao cho đủ, không thừa, không thiếu giáo viên tại nhiều địa bàn, đặc biệt là tại Thanh Hoá dường như là việc làm khá khó khăn.

Ngoài giải pháp “đem con bỏ chợ”, các cán bộ làm công tác giáo dục tỉnh Thanh Hoá đã nghĩ ra phương án khác bớt “cạn tàu” hơn. Đó là điều chuyển từ "chỗ thừa" về "nơi thiếu".

Cụ thể, nhiều giáo viên dạy các cấp phổ thông đã bị điều động dạy trẻ mầm non.

Sự việc đó cũng khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực bởi dù các giáo viên không bị thất nghiệp khi có "khủng hoảng thừa" nhưng việc này không khác gì đánh đố các cô bởi các cô chỉ được đào tạo để giảng dạy những môn học chuyên biệt chứ đâu được đào tạo để... bón cơm, rửa bô cho các bé?!

thua hang tram giao vien tai nhieu dia phuong giai quyet kieu gi giao vien cung khoc Tỉnh Đắk Lắk đang họp khẩn giải quyết vụ hơn 500 giáo viên mất việc

UBND tỉnh Đắk Lắk đang họp với các đơn vị liên quan để tìm giải pháp cho hơn 500 giáo viên "dôi dư", có nguy ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.