![]() |
Rất đông người dân có mặt tại đền Trần sau giờ khai ấn. |
![]() |
Cảnh người dân chen lấn vào bên trong phủ Thiên Trường để làm lễ. |
![]() |
![]() |
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần. |
![]() |
![]() |
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. |
![]() |
![]() |
Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương."Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc. |
![]() |
Người dân đội lễ chen chúc vào phủ Thiên Trường. |
![]() |
Nhiều người đứng ngay ở ngoài để làm lễ. |
![]() |
Do không chen được, một người đàn ông khấn ngay ngoài cửa. |
![]() |
Phía bên trong đông nghịt người. |
![]() |
![]() |
![]() |
Theo thông báo của ban tổ chức, 5h sáng ngày 15 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018 , ấn đền Trần mới được phát cho du khách thập phương |
![]() |
Một đoàn người thắp nến và hương làm lễ ngay trước cổng đền Trần. |
Đền Trần 'nóng' dần trước giờ khai ấn |