Hành khách mắc những vi phạm nào thì bị cấm bay?

Mới đây, nữ đại uý công an Lê Thị Hiền đã bị phạt 200.000 đồng và bị cấm bay 12 tháng vì hành vi gây rối trật tự công cộng. Ngoài hành vi gây rối, du khách còn bị cấm bay bởi những vi phạm nào?

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm mà thời gian bị cấm bay của hành khách có thể thay đổi. Theo luật hiện hành, thời hạn cấm bay ngắn nhất trong vòng 3 tháng và dài nhất là cấm bay vĩnh viễn. 

Hành khách có thể tham khảo bài viết dưới đây để tự trang bị kiến thức về hàng không cho mình cũng như để không phải rơi vào những trường hợp rủi ro không đáng xảy ra. 

PAoE86Fw

Nữ chiến sĩ công an Lê Thị Hiền bị cấm bay 12 tháng vì hành vi gây rối trật tự. (Ảnh cắt từ clip).

Theo Điều 18 Nghị định 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về an ninh hàng không, các trường hợp cấm vận chuyển bằng đường hàng không được qui định như sau:

1. Cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng đối với các đối tượng sau đây:

a) Hành khách gây rối;

b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

c) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;

d) Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;

đ) Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;

e) Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỉ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.

2. Cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng đối với các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng đã bị xử nhưng vẫn vi phạm một trong những hành vi qui định tại Khoản 1 Điều này;

b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quiđịnh tại các Điểm đ, e, g và h Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

3. Cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng đã bị xử nhưng vẫn vi phạm một trong những trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này;

b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quiđịnh tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

c) Chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.

4. Căn cứ tính chất mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấm vận chuyển có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với các đối tượng quiđịnh tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này. Quyết định cấm vận chuyển được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 92/2015/NĐ-CP còn qui định hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây vì do an ninh, gồm:

"1. Hành khách mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình.

2. Trường hợp không đáp ứng được qui định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.

3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.

4. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài".

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.