Qui định về an ninh hàng không quốc tế du khách nên nắm rõ nếu không muốn bị phạt, cấm bay

Từ trường hợp nữ công an gây rối ở sân bay tại TP HCM bị phạt, du khách cần biết qui định về an toàn an ninh hàng không quốc tế nếu không muốn bị phạt và cấm bay.

An toàn và bảo mật được coi là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không.

Đối với người du lịch di chuyển bằng đường hàng không cần phải chấp hành các qui định an toàn an ninh theo công ước hàng không quốc tế và luật an ninh tại các quốc gia mình đến.

e853e38dbacd53930adc

Nữ công an gây rối ở sân bay tại TP HCM bị phạt 200 nghìn đồng gây chú ý của cộng đồng mạng. (Ảnh: Tuoitre)

Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Công ước về An ninh Hàng không Dân dụng Quốc tế Bảo vệ Hàng không Dân dụng Quốc tế Chống lại Hành vi Can thiệp Bất hợp pháp định nghĩa một hành khách gây rối là: "Một hành khách không tôn trọng các quy tắc ứng xử tại sân bay hoặc lên máy bay hoặc làm theo hướng dẫn của nhân viên sân bay hoặc thành viên phi hành đoàn và do đó làm xáo trộn trật tự và kỉ luật tốt tại sân bay hoặc trên máy bay".

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã xây dựng và ban hành một số danh sách về những hành vi được coi là hành động bất hợp pháp hoặc gây rối trong khi lên máy bay đối với hành khách. Danh sách này bao gồm:

- Tiêu thụ trái phép chất ma túy.

- Từ chối tuân thủ các hướng dẫn an toàn (không tuân theo các yêu cầu của Cabin phi hành đoàn như hướng thắt dây an toàn, không hút thuốc, tắt thiết bị điện tử cầm tay hoặc bằng cách phá vỡ các thông báo an toàn).

- Gây rối hoặc chống đối bất hợp pháp bằng lời nói với các thành viên phi hành đoàn hoặc hành khách khác.

- Gây rối hoặc chống đối bất hợp pháp bằng hành động với các thành viên phi hành đoàn hoặc hành khách khác.

- Hành khách không hợp tác (ví dụ như can thiệp vào nhiệm vụ của phi hành đoàn, từ chối làm theo hướng dẫn để lên hoặc rời máy bay).

- Tạo ra các mối đe dọa dưới bất kì hình thức nào đối với phi hành đoàn, hành khách khác hoặc máy bay.

- Lạm dụng/ quấy rối tình dục.

- Một loại hành vi bạo loạn khác (ví dụ bao gồm: La hét, hành vi gây phiền nhiễu, đá và đập vào lưng ghế hoặc bàn, khay, tài sản trên máy may)

Theo đó, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã đưa ra hệ thống phân cấp cấp độ đe dọa an ninh hàng không. Mức độ cụ thể của mối đe dọa ICAO như sau:

Cấp độ 1 - Hành vi gây rối (bằng lời nói); 

Cấp độ 2 - Hành vi lạm dụng thể chất; 

Cấp độ 3 - Hành vi đe dọa tính mạng (hoặc hiển thị vũ khí); 

Cấp độ 4 - Đã cố gắng hoặc vi phạm thực tế của khoang phi hành đoàn.  

Các cơ quan hàng không tại các quốc gia có thể áp dụng và đưa ra việc xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố hành khách chống đối theo chính sách với mức độ phản ứng phù hợp nhưng vẫn dựa trên các cấp độ. Hành khách vi phạm cấp độ 1 có thể căn cứ tùy theo chính sách để áp dụng cảnh cáo, phạt tiền hoặc cấm bay tùy vào mức độ nghiêm trọng.

Tại Anh, các hãng hàng không đã cùng thực hiện chiến dịch "One Too Many", các cảnh báo về hành vi gây rối. Theo chiến dịch này, ngoài việc nhắc nhở hành khách sẽ phải đối mặt với các hình phạt sau đây vì làm gián đoạn chuyến bay:

- Bị từ chối đối với bất kì hành khách nào tiêu thụ quá nhiều rượu. 

-  Phạt tiền 5.000 bảng bất kì ai trì hoãn chuyến bay.

 - Phạt tiền 80.000 bảng (khoảng 2,27 tỉ đồng) đối với bất kì ai làm gián đoạn chuyến bay khi đang ở trên không.

 - Hành khách có thể phải đối mặt với hai năm tù vì làm gián đoạn chuyến bay.

 - Áp dụng lệnh cấm bay suốt đời từ hãng hàng không nếu hành khách khiến chuyến bay bị hủy. 

Tại Việt Nam:

Khoản 1, Điều 5, Nghị định 167 quy định người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi Gây mất trật tự ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác cũng bị phạt mức tương tự.

Nghị định số 162/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 26 Nghị định số 162, hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không bị phạt 1-3 triệu đồng. Hành vi gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không mà chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị phạt 3-5 triệu đồng.

Theo Điểm h của khoản này cũng nêu rõ mức phạt 3-5 triệu đồng nếu hành khách có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1, Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng như sau: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền 5 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.