Hành trình cuối cùng của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng

Giải ngân được hơn 97%, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng dành cho nhà giá rẻ đang dần hoàn thành sứ mệnh giải cứu thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Dù góp phần không nhỏ taọ thanh khoản, giải quyết hàng tồn kho cho thị trường bất động sản (BĐS), mở cơ hội sở hữu nhà cho nhiều người có thu nhập thấp, nhưng hành trình 3 năm của gói tín dụng này gặp không ít trắc trở.

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng được triển khai theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013. Đây là gói cho vay hỗ trợ mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Lãi suất gói này khoảng 6% cố định trong vòng 15 năm, thấp hơn lãi vay thương mại của các ngân hàng rất nhiều.

Tuy nhiên, ngay thời điểm khởi động, gói tín dụng đã khiến rất nhiều người đau đầu về xác định đối tượng thụ hưởng. Từ người có nhu cầu mua nhà đến doanh nghiệp bán nhà đều thấy việc tiếp cận khoản vay này "không dễ thở".

hanh trinh cuoi cung cua goi tin dung 30000 ty dong
Ngân hàng Nhà nước dự kiến đến 31/12/2016 sẽ giải ngân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh Tú

Với người mua nhà, ngay khi triển khai đã vướng chuyện xác định được đối tượng vay. Bởi nếu thu nhập trên 9 triệu đồng một tháng thì theo quy định là không thuộc đối tượng được vay. Nhưng nếu thu nhập dưới mức này, ngân hàng lại không giải ngân, vì khó có khả năng trả nợ.

Thêm hàng loạt thủ tục, giấy tờ chứng minh thu nhập thấp khiến người có nhu cầu chỉ đứng nhìn gói vay từ xa.

Riêng doanh nghiệp, yêu cầu được vay là phải có tài sản thế chấp và hồ sơ sạch. Nhưng lãnh đạo các công ty BĐS cho biết việc này không phải là chuyện đơn giản.

Theo chính sách lúc ban hành, khách mua, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2 đều được cho vay ưu đãi. Tuy nhiên, chỉ có chủ đầu tư nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại được chuyển công năng thành nhà ở xã hội mới được vay vốn này.

Sau đó, chương trình được bổ sung với đối tượng là các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá rẻ, có diện tích nhỏ hơn 70 m2 với giá thành dưới 15 triệu đồng/m2 cũng được vay.

Ban đầu chỉ có 5 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước được tham gia hỗ trợ gói này, là Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Điều này hạn chế khả năng tiếp cận cũng như điều tiết vốn cho cân bằng và phù hợp với nhiều đối tượng.

Những lý do cơ bản trên phần nào làm cho tiến độ giải ngân của gói tín dụng rất chậm trong thời gian đầu. Tính đến 4/2015, cả nước chỉ mới giải ngân được khoảng 1/4 trong tổng số vốn 30.000 tỷ.

Việc điều chỉnh theo xu hướng mở rộng đối tượng vay và ngân hàng cấp tín dụng sau đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người mua nhà, tháo vốn cho chủ đầu tư dự án nhà ở, mà còn giúp gói tín dụng này về đích đúng hạn.

Từ 5 ngân hàng ban đầu, sau bổ sung đã lên 19 ngân hàng. Các vướng mắc liên quan đến đối tượng, thủ tục xác nhận, điều kiện vay vốn, kéo dài thời gian cho vay từ 10 năm lên 15 năm, gia hạn thời gian cấp vốn với khách hàng cá nhân... đã nhanh chóng được giải quyết.

Đến 30/11/2016, gói tín dụng này đã giải ngân 29.239 tỷ đồng, dư nợ là 24.166 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến đến 31/12/2016 (thời điểm kết thúc chương trình) sẽ giải ngân đạt khoảng 30.000 tỷ đồng. Đã có trên 50.000 cá nhân, hộ gia đình khó khăn về nhà ở cải thiện về chỗ ở…

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.