Hé lộ công nghệ, vốn đầu tư đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao

Liên danh tư vấn dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao thiên về công nghệ Nhật Bản; dự kiến tổng mức đầu tư dự án hơn 58 tỉ USD.
 
he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao
(Ảnh minh họa)

Bộ GTVT thông tin về công nghệ tàu đường sắt tốc độ cao

Liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam tới năm 2020 vào năm 2000.

Theo đó, việc xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được định hướng trong quy hoạch này. Đáng chú ý là dự án được nghiên cứu năm 2005; năm 2010 trình Quốc hội nhưng chưa được thông qua.

Cũng theo ông Đông, từ năm 2011-2013, Nhật Bản đã hỗ trợ nghiên cứu bổ sung dự án và năm 2017, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu báo cáo Chính phủ.

"Dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào năm 2019 để quyết định chủ trương đầu tư", Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Đại diện Bộ GTVT cũng cho biết, hiện liên danh tư vấn được lựa chọn là Tedi-Tricc-Tedisouth. Liên danh này thực hiện các nhiệm vụ như dự báo nhu cầu vận tải, công nghệ đường sắt, hướng tuyến...

Về công nghệ, theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, hiện nay các nước trên thế giới đang có xu thế chuyển sang loại hình đoàn tàu động lực phân tán.

Loại hình này có ưu điểm như tải trọng trục nhẹ, nhiều sức kéo; nhược điểm là khối lượng bảo trì lớn.

Đáng chú ý là theo ông Đông, hiện liên danh tư vấn nghiêng về phương án lựa chọn công nghệ đường sắt của Nhật Bản; thiết kế tàu nhỏ gọn, chi phí đầu tư thấp.

he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao Bảo trì đường bộ: VEC bị 'tố' lập doanh nghiệp để chỉ định thầu

Chi phí trung bình 1km đường sắt khoảng bao nhiêu?

Về chi phí, theo đại diện Bộ GTVT, tính toán sơ bộ cho thấy chi phí đầu tư trung bình 1km đường sắt tốc độ cao từ 30-35 triệu USD; tổng mức đầu tư toàn tuyến khoảng hơn 58 tỉ USD.

Theo dự kiến, đường sắt tốc độ cao sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố; tốc độ thiết kế 350km/h.

Chiều dài dự kiến của tuyến đường sắt cao tốc khoảng 1.545km gồm 23 ga (trong đó, có 5 ga chính) và 5 khu depot, 42 trạm bảo dưỡng hạ tầng.

Được biết, liên danh tư vấn đề xuất xây dựng đoạn thí điểm (dự kiến là Thủ Thiêm - Long Thành). Đoạn này sau khi vận hành thí điểm sẽ khai thác thương mại vào năm 2028-2029.

Liên danh cũng đề xuất 2 đoạn ưu tiên gồm Hà Nội - Nha Trang và Nha Trang - TP HCM (hoàn thành và khai thác năm 2032). Các đoạn còn lại xây dựng từ năm 2035 và khai thác toàn tuyến từ năm 2040 -2045.

Đáng chú ý là trong giai đoạn đầu, 2 đoạn tuyến làm trước sẽ khai thác ở tốc độ khoảng 200km/h. Tốc độ này được cho là có thể cạnh tranh với hàng không. Sau đó khi toàn tuyến hoàn thành mới khai thác tốc độ 350km/h.

Theo đại diện Bộ GTVT, dự án đường sắt tốc độ cao cũng không loại trừ việc mời gọi đầu tư theo hình thức BOT vào một số thành phần dự án như nhà ga, toa xe...

"Hiện chúng ta có thể học hỏi một một số nước làm BOT đường sắt. BOT công đoạn nào sẽ được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay.

he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao Bộ trưởng GTVT yêu cầu có giải pháp mạnh khắc phục chậm, hủy chuyến bay

Địa phương mong sớm triển khai

Liên quan đến tiến độ, theo Thứ trưởng Đông, trong tuần này Bộ GTVT sẽ có văn bản xin ý kiến địa phương lần cuối về vị trí ga, hướng tuyến.

"Báo cáo nghiên cứu cuối kỳ của dự án sẽ được đơn vị tư vấn châu Âu thẩm tra và Bộ KH&ĐT sẽ tổ chức đấu thầu chọn đơn vị tư vấn thẩm tra", ông Đông thông tin.

Đáng chú ý là lãnh đạo nhiều tỉnh thành nơi tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua mong muốn Quốc hội sớm thông qua chủ trương để dự án sớm triển khai cũng như có sơ sở xác định mốc giới, quy hoạch sử dụng đất...

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền, đường sắt tốc độ cao không chỉ có ý nghĩa về GTVT mà sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế địa phương, khu vực.

Đại diện tỉnh Quảng Bình, Bình Định cũng đề xuất có cơ chế để huy động nguồn lực sớm triển khai; cần ưu tiên nhưng tuyến kết nối với khu kinh tế trọng điểm.

Ngoài ra, một số địa phương cũng cho rằng nên đầu tư các chặn ngắn hơn như Vinh - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Nha Trang... nhằm kết nối sớm hơn.

Đường sắt chạy lại nhiều đoàn tàu

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, từ 2/9, Tổng công ty ĐSVN sẽ tổ chức chạy lại (chạy thường xuyên, hàng ngày) các đôi tàu: QT1/QT2 (tuyến Long Biên – Quán Triều), ĐĐ5/ĐĐ6 (tuyến Long Biên- Đồng Đăng) và tàu 51501/51502 (tuyến Yên Viên- Hạ Long). Cụ thể như sau:

Tàu QT1/QT2 (Tuyến Long Biên- Quán Triều): đỗ đón, trả khách tại các ga Long Biên, Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh, Phổ Yên, Lưu Xá, Thái Nguyên, Quán Triều.

Tàu QT1 xuất phát tại Ga Hà Nội lúc 16h20 đến ga Quán Triều lúc 18h30, QT2 xuất phát tại ga Quán Triều lúc 5h40 đến ga Hà Nội lúc 7h55. Giá vé dao động từ 15.000 đồng đến 55.000 đồng tùy cung chặng.

Tàu ĐĐ5/ĐĐ6 (Tuyến Long Biên- Đồng Đăng): đỗ đón, trả khách tại các ga Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Yên Viên, Từ Sơn, Lim, Bắc Ninh, Sen Hồ, Bắc Giang, Kép, Phố Vị , Bắc Lệ, Đồng Mỏ, Lạng Sơn, Đồng Đăng.

Tàu ĐĐ5 xuất phát tại Ga Hà Nội lúc 7h05 đến ga Đồng Đăng lúc 11h40; Tàu ĐĐ6 xuất phát tại ga Đồng Đăng lúc 15h10 đến Ga Hà Nội lúc 19h45. Giá vé dao động từ 15.000 đồng đến 89.000 đồng tùy cung chặng.

Tàu 51501/51502 (Tuyến Yên Viên- Hạ Long): đỗ đón, trả khách tại các ga Yên Viên, Từ Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Yên Cư, Hạ Long.

Tàu 51501 xuất phát tại ga Yên Viên lúc 4h55 đến ga Hạ Long lúc 11h41. Tàu 51502 xuất phát tại ga Hạ Long lúc 13h50 đến ga Yên Viên lúc 20h31. Giá vé dao động từ 20.000 đồng đến 80.000 đồng tùy cung chặng.

he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao Tin mới vụ 'mời người thân cán bộ đi thử tàu Cát Linh - Hà Đông'

Bộ GTVT yêu cầu Tổng thầu EPC không tái diễn việc tự ý đưa cán bộ, công nhân viên và người thân lên tàu Cát ...

he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao 10 năm, tuyến đường sắt chạy qua Hồ Gươm chưa xong thủ tục đầu tư

Dự án đường sắt đô thị số 2 được điều chỉnh nhiều hạng mục và qua nhiều bước thẩm tra, thẩm định, song đến nay ...

he lo cong nghe von dau tu duong sat bac nam toc do cao Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thương mại chậm nhất vào tháng 3/2019

Sau khi thống nhất chốt phương án chạy thử toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ngày 20/9, Bộ ...

chọn
ĐHĐCĐ Khang Điền: Tự tin về khả năng trả nợ trái phiếu, dự án hợp tác với Keppel Land có thể kinh doanh từ cuối năm
Lãnh đạo Khang Điền cho biết tự tin về khả năng trả nợ 1.100 tỷ đồng trái phiếu nhờ quỹ tiền mặt dồi dào, nguồn thu từ dự án The Priva và KCN Lê Minh Xuân mở rộng triển khai trong thời gian tới. Năm nay, lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ dự án The Privia.