Bảo trì đường bộ: VEC bị 'tố' lập doanh nghiệp để chỉ định thầu

Theo Công ty Nam Hải, VEC là doanh nghiệp có vốn nhà nước lại thành lập một loạt các doanh nghiệp mới có vốn nhà nước mới (VEC E, VEC O&M, VEC S... thuộc VEC) để giao kế hoạch, chỉ định thầu thực hiện quản lý bảo trì và thực hiện thu phí tuyến đường Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, HCM - Long Thành - Giầu Dây... với giá trị giao thầu không qua đấu thầu hàng 100 tỷ đồng/năm.
 
bao tri duong bo vec bi to lap doanh nghiep de chi dinh thau
(Ảnh minh họa: KTDT)

VEC lập doanh nghiệp để chỉ định thầu?

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Công ty TNHH XDTM và Thiết bị Nam Hải mới có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc chỉ định thầu tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Cụ thể, Công ty Nam Hải cho biết hiện rất nhiều doanh nghiệp trước đây là doanh nghiệp vốn nhà nước (hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa, bảo trì đường bộ, một số doanh nghiệp được giao thực hiện thu phí nộp ngân sách nhà nước...) được cổ phần hóa 100% và bán thương quyền thu phí theo chỉ đạo của Chính phủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

"Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều tự tìm kiếm, chuyển nghề hoặc đấu thầu để có việc làm.

Hiện tại các doanh nghiệp phải cạnh tranh đấu thầu các gói thầu có giá trị từ 500 triệu trở lên để có việc làm", Công ty Nam Hải cho biết.

Đáng chú ý, theo đơn vị này, trong khi đó VEC là doanh nghiệp có vốn nhà nước lại thành lập một loạt các doanh nghiệp mới có vốn nhà nước mới (VEC E, VEC O&M, VEC S... thuộc VEC) để giao kế hoạch, chỉ định thầu thực hiện quản lý bảo trì và thực hiện thu phí tuyến đường Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, HCM - Long Thành - Giầu Dây... với giá trị giao thầu không qua đấu thầu hàng 100 tỷ đồng/năm.

Nam Hải cũng cho biết các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trong cả nước rất bức xúc việc "có vi phạm các quy định luật pháp luật hiện hành không khi giao thầu các gói thầu bảo dưỡng thường xuyên đường bộ và chỉ phục vụ thu phí có giá trị hàng 100 tỷ đồng/năm, nếu vi phạm thì xử lý như thế nào với các nội dung trên đã tồn tại trong thời gian dài".

Trong khi đó tại Tổng cục đường bộ Việt Nam và các địa phương từ 500 triệu đồng trở lên đã phải đấu thầu.

"Vì lý do gì không đặt hàng các công việc nêu trên cho các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm là doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực trên.

Hoặc khi xây dựng xong đường cao tốc bàn giao lại cho Tổng cục đường bộ Việt Nam để đấu thầu thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên và thu phí.

Trong khi đó, VEC lại thành lập mới nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động tương tự các công việc mà các doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ chỉ đạo cổ phần hóa vốn nhà nước 100%", Công ty Nam Hải đặt câu hỏi.

Đơn vị này cũng cho rằng, mặc dù được chỉ định thầu hàng 100 tỷ đồng/năm, nhưng các doanh nghiệp thuộc VEC gần như không có máy móc thiết bị để hoạt động công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường cao tốc được giao.

bao tri duong bo vec bi to lap doanh nghiep de chi dinh thau Vidifi 'xin' tiền sử dụng đất KĐT Gia Lâm hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bộ GTVT nói gì?

Liên quan đến vấn đề chỉ định thầu nêu trên, Bộ GTVT cho biết công tác quản lý, bảo trì và tổ chức thu phí các tuyến đường cao tốc quốc gia là hoạt động thường xuyên, nằm trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của VEC.

"Đây là một trong những ngành nghề chính của VEC", Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT cũng cho biết, theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích, công tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.

Cụ thể là "Tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên thực hiện theo quy định".

Về việc lựa chọn nhà thầu bảo trì các dự án, Bộ GTVT cho biết tại một số tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, đế quản lý tạm thời khi dự án cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, Bộ này đã có các văn bản phê duyệt phương án toor chức quản lý, khai thác tạm thời để VEC tố chức thực hiện.

Do vậy, VEC có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc liên quan về công tác bảo trì đường cao tốc trong giai đoạn lâm quản theo quy định, hướng dẫn của Bộ GTVT.

Bộ này cũng cho biết, theo Luật Đấu thầu, VEC có trách nhiệm ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng cho công tác quản lý, bảo trì và tổ chức thu phí các tuyến đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư.

"Bộ GTVT đã có văn bản giao HĐTV của VEC phê duyệt các nội dung trong công tác đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định. Hiện nay VEC đang triển khai thực hiện.

Thời gian tới, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ kiểm tra công tác quản lý, khai thác vả trì các tuyến cao tốc do VEC quản lý để đảm bảo tuân thủ theo quy định", Bộ GTVT thông tin.

Theo Bộ GTVT, VEC là tổng công ty nhà nước được thành lập năm 2004 trên cơ sở tham khảo các mô hình Tổng công ty Đường cao tốc tại Hàn Quôc (KEC) và Nhật Bản (JPHC) nhằm hiện thực hóa chỉ đạo của Chính phủ, tạo nên một mô hình mới thu hút các nguồn vốn đầu tư đế phát triến mạng lưới đường bộ cao tốc, làm động lực phát triến kinh tế quốc gia.

Đồng thời vận hành khai thác, thu phí đế hoàn trả vốn đầu tư trong bối cảnh các nguồn vốn tín dụng ưu đãi phát triến (ODA) của các tố chức tài chính quốc tế dần thu hẹp.

bao tri duong bo vec bi to lap doanh nghiep de chi dinh thau Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Không thể có chuyện 'dây thun' được

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về kế hoạch thông xe dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ...

bao tri duong bo vec bi to lap doanh nghiep de chi dinh thau 'Tại sao phải kéo loại hình Grab về với mô hình cũ kỹ?'

Thay vì loay hoay tìm cách định danh loại hình Grab hay Airbnb để gò ép các mô hình kinh doanh mới này vào các ...

bao tri duong bo vec bi to lap doanh nghiep de chi dinh thau Sau vụ tai nạn liên hoàn do khói mù trên cao tốc, VCEC cử nhân viên theo dõi người dân... đốt cỏ

Sau vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây khiến 4 người bị thương do khói mù, ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.