Vidifi 'xin' tiền sử dụng đất KĐT Gia Lâm hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Vidifi đề nghị Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội giải quyết, hướng dẫn đơn vị này nhận số tiền sử dụng đất 4.723 tỉ đồng nhằm hoàn vốn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để đảm bảo phương án tài chính.
 
vidifi xin tien su dung dat kdt gia lam hoan von cao toc ha noi hai phong
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: Di Linh)

Cơ chế đặc thù hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như thế nào?

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội về việc hoàn vốn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Cụ thể, Vidifi cho biết, năm 2007, việc đầu tư xây dựng một tuyến đường cao tốc là rất cấp bách do QL5 đã mãn tải trong khi ngân sách nhà nước khó khăn.

Do đó, Thủ tưóng Chính phủ đã giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thành lập Vidifi để thực hiện Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cơ chế thí điểm tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ, để đầu tư đường ô tô cao tốc theo hình thức PPP, nhà nước phải tham gia từ 30-50% tổng vốn đầu tư, phần còn lại do nhà đầu tư tham gia vốn và hoàn vốn đầu tư bằng thu phí.

"Như vậy, với tổng mức đầu tư của dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là 44.818 tỉ đồng, nhà nước cần phải tham gia ngay từ đầu khoảng 13.000 đến 22.000 tỉ đồng", Vidifi cho hay.

Đơn vị này cũng cho biết, do ngân sách nhà nước khó khăn, không có đủ vốn để đầu tư toàn bộ tuyến đường và cũng không có đủ vốn để tham gia ngay từ đầu nên đã thực hiện đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cơ chế thí điểm.

Theo đó, phần tham gia vốn nhà nước vào dự án được trả dần bằng ngân sách và bằng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ở các khu đô thị, khu công nghiệp được hình thành sau khi xây dựng tuyến đường.

Cụ thể, đối với chi phí bồi thường, GPMB (khoảng 4.069 tỷ đồng), nhà nước đã đề nghị Vidifi vay VDB để ứng tiền; nhà nước sẽ hoàn trả sau từ 7-12 năm.

Vidifi cho biết, riêng tiền lãi phát sinh của khoản tiền GPMB này do thực hiện theo cơ chế thí điểm nêu trên lũy kế đến hết năm 2018 là khoảng hơn 3.800 tỷ đồng.

Đối với các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD, nhà nước không tham gia, hỗ trợ ngay từ đầu mà thực hiện hỗ trợ trả dần nợ gốc của các khoản này theo kỳ hạn tại hợp đồng vay từ 13 đến 30 năm (tiền lãi vay vẫn do doanh nghiệp dự án trả).

Đáng chú ý căn cứ cơ chế đặc thù, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định khi khu đô thị Gia Lâm (Hà Nội) được đầu tư xây dựng sẽ trích 4.723 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất của dự án để hoàn vốn cho tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

"Phương thức thực hiện trích từ tiền sử dụng đất của khu đô thị Gia Lâm để tham gia hoàn vốn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được TP Hà Nội thống nhất bằng văn bản.

Các bộ gồm GTVT, Tài chính, KH&ĐT, NHNN đã thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.

Cơ chế thực hiện là lấy lợi nhuận đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp để hoàn vốn đầu tư dự án.

Tuy nhiên, do thay đổi về chính sách đất đai sau Nghị định 69/2009/NĐ-CP, các bộ ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế hoàn vốn từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất", Vidifi thông tin.

vidifi xin tien su dung dat kdt gia lam hoan von cao toc ha noi hai phong
Mỗi ngày, Vidifi lỗ trung bình 2,5 tỉ đồng. (Ảnh minh họa: Di Linh)

Vidifi đang lỗ nặng vì... cao tốc

Theo Vidifi, ngày 14/5, đơn vị này đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị chỉ đạo, giải quyết và hướng dẫn thủ tục nhận nguồn tiền sử dụng đất của dự án khu đô thị Gia Lâm.

Được biết, hiện doanh nghiệp dự án khu đô thị Gia Lâm đã hoàn thành GPMB, được phê duyệt chủ trương đầu tư và đang chuẩn bị nộp tiền sử dụng đất.

Do đó, Vidifi đề nghị Bộ Tài chính, UBND TP Hà Nội giải quyết, hướng dẫn đơn vị này nhận số tiền sử dụng đất 4.723 tỉ đồng nhằm hoàn vốn dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để đảm bảo phương án tài chính.

Trong báo cáo Bộ GTVT mới đây, Vidifi cho biết doanh thu 7 trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng năm 2017 chỉ đạt 1.258 tỉ đồng (trung bình 3,4 tỉ đồng/ngày).

Trong khi đó, khoản thu từ 2 trạm thu phí trên QL5 năm 2017 là 832,9 tỉ đồng. Tổng doanh thu toàn dự án năm 2017 là 1.091 tỉ đồng.

Vidifi cho biết mỗi ngày đơn vị này phải trả khoảng 8 tỉ đồng tiền lãi vay và lỗ khoảng 2,5 tỉ đồng/ngày.

vidifi xin tien su dung dat kdt gia lam hoan von cao toc ha noi hai phong Nhiều phương tiện được miễn giảm tại 2 trạm thu phí ở QL5: Hiệp hội vận tải cho rằng thiếu bình đẳng

Miễn giảm thu phí QL5, tiền hoàn vốn cao tốc lại giảm?

Năm 2015, Vidifi được yêu cầu bổ sung các khoản chi phí bảo trì, sửa chữa định kỳ QL5 vào phương án tài chính. Điều này nghĩa là dùng nguồn thu từ 2 trạm trên QL5 để bảo trì sửa chữa chính QL5.

Trong khi đó, năm 2017, 2 trạm thu phí trên QL5 bị nhiều người dân phản đối với lý do không đi đường BOT cũng phải trả phí (2 trạm QL5 hoàn vốn cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng).

Tháng 7/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản về việc miễn giảm phí tại 2 trạm trên QL5.

Điều này đồng nghĩa với việc nguồn thu hoàn vốn cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tiếp tục bị giảm.

Cụ thể, theo Vidifi, nếu miễn giảm cho các xã giáp ranh với 2 trạm thu phí QL5 thì số tiền thiếu hụt ước tính là 22 tỉ đồng/năm; nếu ban kính 3km thì tiền thiếu hụt là 51 tỉ đồng/năm.

Năm 2017, Vidifi cũng đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm cấp các khoản hỗ trợ để phương án tài chính của dự án khả thi.

vidifi xin tien su dung dat kdt gia lam hoan von cao toc ha noi hai phong Đại diện Vidifi đề xuất chính sách giảm phí cho người dân gần trạm thu phí trên cả nước

Đại diện Vidifi, đơn vị quản lý trạm thu phí quốc lộ 5 đề xuất nên có chính sách giảm phí chung cho người dân ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.