Ngày 9/2, lãnh đạo tỉnh đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT về tình hình thực hiện đầu tư, xây dựng cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên khương, trong đó có nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ các vướng mắc của dự án giao thông trọng điểm của tỉnh.
Theo kế hoạch, UBND tỉnh dự kiến khởi công trong năm 2023. Lộ trình hoàn thành hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) trong quý II/2023 và thực hiện công bố dự án ngay sau khi được phê duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt BCNCKT sẽ thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng của dự án. Thực hiện khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư thực hiện dự án ngay sau báo cáo cuối kỳ của bước lập BCNCKT, thực hiện trong tháng 4/2023. Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư; chuẩn bị các điều kiện để có thể khởi công dự án trong tháng 9/2023.
Ngày 6/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có Quyết định về việc bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 cho Bộ GTVT.
Theo đó, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2022 số tiền 31.392 tỷ đồng cho Bộ GTVT để bố trí kế hoạch vốn cho 5 dự án đã được Quốc hội cho phép chuyển từ vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
Các dự án này bao gồm một dự án do Tổng công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) và 4 dự án do Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư (cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và cao tốc Bến Lức - Long Thành).
Lãnh đạo tỉnh Bình Định vừa qua đã có buổi kiểm tra hiện trường chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công dự án Tuyến đường ven biển, đoạn Quốc lộ 19 mới đến Quốc lộ 1D. Theo đó, lễ khởi công sắp tới sẽ diễn ra tại khu vực khu dân dân cư phía Đông chùa Bình An và có sự tham gia của đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bình Định đã lên kế hoạch hoàn thành các thủ tục và khởi công dự án này ngay trong tháng 12/2022.
Tuyến đường ven biển đoạn từ QL1D đến QL19 mới có điểm đầu tại điểm giao QL1D, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn; điểm cuối tại điểm gia QL19 , phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Tổng chiều dài tuyến đường này là 4,3 km, mặt cắt ngang 29 - 48 m.
Ngày 10/2, UBND tỉnh đã khởi công nâng cấp, mở rộng đèo Prenn (TP Đà Lạt), dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán 2024.
Đèo Prenn có địa hình đồi núi cao, nhiều khúc cua nguy hiểm. Đèo Prenn hiện có bề rộng mặt đường hơn 7 m, dài 7,4 km. Dọc đường đèo còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng nên vào các dịp lễ, cuối tuần, lưu lượng xe rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Sau khi được nâng cấp mở rộng, đèo sẽ có mặt đường rộng 14,5 m, 4 làn xe, dọc tuyến có một số điểm dừng để vãn cảnh.
Dự án do Ban quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 552 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Trong quá trình thi công, một số khúc cua ngoặt nguy hiểm sẽ được thay đổi để mở rộng tầm nhìn. Đơn vị trúng thầu dự án là Tập đoàn Đèo Cả.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa qua đã ký Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
Theo đó, phạm vi, ranh giới lập điều chỉnh Quy hoạch chung gồm phạm vi đồ án Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và bổ sung mở rộng khu vực lập quy hoạch về phía tây đến khu vực sông Bến Đang và quốc lộ 12B bao gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư; xã Gia Sinh, xã Gia Tân thuộc huyện Gia Viễn.
Xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô; xã Khánh Hòa, Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh; một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình, thuộc TP Tam Điệp; xã Sơn Lai, xã Sơn Hà, xã Quỳnh Lưu thuộc huyện Nho Quan.
Đô thị Ninh Bình có tính chất là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái văn hóa cấp vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An; trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch và dịch vụ của tỉnh Ninh Bình; trung tâm văn hóa - lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế; là đô thị đầu mối giao thông, cửa ngõ phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh.
Ngày 6/2, lãnh đạo tỉnh đã họp với đơn vị tư vấn và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan để nghe và cho ý kiến về phương án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo quỹ đất sạch tại vị trí hạ lưu đập dâng sông Trà Khúc.
Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, khu vực lập quy hoạch có diện tích khoảng 45 ha thuộc các xã Tịnh An và Tịnh Long, TP Quảng Ngãi; phía bắc giáp đường Hoàng Sa, phía nam và phía đông giáp sông Trà Khúc, phía Tây giáp cầu Đập dâng.
Về phương án thiết kế kiến trúc cảnh quan, khu vực này sẽ hình thành dải công viên ven sông đa chức năng, kết hợp quảng trường, bãi đỗ xe, các khu vườn hoa, thảm cỏ, không gian đi bộ, nghỉ ngơi thư giãn cho người dân. Trong đó, ưu tiên tối đa không gian ven sông dành cho việc phục vụ cộng đồng dân cư thành phố.
UBND TP Hà Nội vừa qua đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết bãi đỗ xe, trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai Giáp Bát tại các phường Đại Kim và Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Khu đất nghiên cứu quy hoạch dự án khoảng 8,03 ha, trong đó đất giao thông thành phố chiếm 1,97 ha và diện tích đất nghiên cứu là 6,06 ha.
Phía bắc dự án giáp hồ Đầm Đỗi; phía nam giáp đường quy hoạch rộng 24 m và tuyến monorail M2; phía đông giáp đường quy hoạch rộng 30 m và khu đất quy hoạch ga Giáp Bát; phía tây giáp đường quy hoạch rộng 24 m và khu đô thị Đại Kim - Định Công.