Hết xe ôm truyền thống đến lượt xe ôm công nghệ GrabBike 'vi phạm luật chơi'

Xe ôm truyền thống thì giả danh GrabBike, còn chính những GrabBike "xịn" cũng đang vi phạm quy định không được bắt khách dọc đường khi bắt khách ngoài ứng dụng để chạy "chui".

"Cuộc chiến" giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ (GrabBike/UberMoto) dường như ngày càng trở lên khắc nghiệt hơn khi xe ôm truyền thống nghĩ ra đủ cách để "sống chung với lũ". Ngược lại, giới xe ôm công nghệ lại bị "bó buộc" trong quy định chỉ được chở khách đã đặt qua ứng dụng, cộng với việc ngày càng nhiều người tham gia vào cộng đồng GrabBike khiến việc kiếm khách càng trở lên khó khăn hơn. Chính điều này đã khiến nhiều xe ôm công nghệ buộc phải chạy "chui" để có thêm thu nhập.

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi
Xe ôm công nghệ đang bùng nổ và dần lấn áp xe ôm truyền thống. (Ảnh: Mạnh Cường)

"Trước đây khi GrabBike mới xuất hiện thì nhiều khi chạy không hết khách. Đứng ở bất cứ đâu cũng có thể có vài cuốc khách để chạy. Nhưng bây giờ nhiều người cùng chạy GrabBike quá nên việc kiếm ăn cũng khó hơn. Khoảng một năm trước khi mới gia nhập GrabBike mỗi ngày mình kiếm được từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng là chuyện bình thường. Nhưng giờ khó lắm, có ngày chỉ được hơn 100.000 đồng.

Chính vì thế, nhiều người chọn các bến xe để làm điểm đỗ đợi khách. Vì nhiều người cùng đổ về đây nên nhiều lái xe chấp nhận nguy hiểm vi phạm quy định của Grab để bắt khách ngoài nhằm ăn chênh lệch và không phải trả 15% tiền chi phí chuyến cho Grab. Với bộ đồng phục Grab trên người thì việc bắt khách dễ hơn và dễ dàng ngã giá với khách hơn", Dương Văn Vui một lái xe GrabBike, cho biết.

Theo chỉ dẫn của Vui, chỉ cần ra các bến xe đông khách như Giáp Bát hay Mỹ Đình là có thể thấy việc nhiều lái xe của GrabBike bắt khách chạy "chui" như thế nào.

Dạo một vòng quanh bến xe Mỹ Đình có khoảng trên 50 người mặc áo GrabBike đứng dày đặc xung quanh bến. Nhưng tập trung đông nhất vẫn là khu vực cổng ra của bến xe trên đường Phạm Hùng, nơi đây luôn có khoảng trên dưới 20 xe ôm công nghệ túc trực sẵn sàng lên đường mỗi khi có khách.

Có một luật "bất thành văn" ở các bến là cánh xe ôm công nghệ không được bắt khách hay đứng đợi ở cổng chính mà địa bàn này do cánh xe ôm truyền thống nắm giữ. Xe ôm công nghệ phải dạt ra đoạn vỉa hè cạnh cổng ra của bến nằm ngoài địa phận bến xe. Tại cổng bến xe ôm truyền thống thoải mái chèo kéo, bắt khách còn cánh GrabBike chỉ đứng xa và "vợt" những khách không đi xe ôm truyền thống.

Theo ghi nhận của Vietnammoi.vn chỉ cần đứng đây khoảng 10 phút là có thể nhận ra những GrabBike "xịn" nhưng vẫn bắt khách ngoài chạy "chui".

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi
Xe ôm công nghệ "phá luật" chèo kéo khách để chạy "chui". (Ảnh: Mạnh Cường)

Lê Minh T., một GrabBike thường xuyên hoạt động ở khu vực bến xe Mỹ Đình, cho biết: "Ở đây có khoảng 4, 5 lái xe GrabBike hay bắt khách ngoài để chạy. Một ngày cũng kiếm được khoảng 300.000 đồng tới 500.000 đồng vì chạy "chui". Họ bắt khách ngoài thì không phải chi 15% cho phía Grab, ngoài ra còn thoải mái trả giá với khách. Nếu tình theo giá ứng dụng Grab thì một km có giá 3.800 đồng còn nếu chạy ngoài có thể hét giá lên 5.000 đồng tới 7.000 đồng một km.

Những cuốc khách đi xa trên chục km thì ít nhất phải 6.000 đồng trở lên họ mới chạy, có người chăm chỉ vẫy khách thì có ngày được cả chục cuốc ấy chứ. Cũng có những người vẫy khách ngoài gặp khách khó tính họ sẵn sàng bật tính theo giá Grab những chuyến đó họ vẫn được tiền chỉ không mất 15% tiền phí cho Grab, được bao nhiêu họ đút túi hết".

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi
Nếu bắt khách chạy "chui" thì xe ôm công nghệ sẽ không mất khoản phí 15% cho phía Grab và có thể đưa ra mức giá cao hơn so với mức giá quy định của hệ thống. (Ảnh: Mạnh Cường)

Khi được hỏi nếu bị thanh tra của GrabBike bắt được thì sẽ thế nào T. cho biết thường thì những người dám "phá luật" một là xe ôm truyền thống chuyển sang đăng kí GrabBike để chạy, nếu họ bị bắt thì vẫn có thể quay lại làm xe ôm truyền thống. Hai là những người làm bán thời gian, rảnh rỗi thì họ làm và đây cũng không phải là nguồn thu nhập chính của họ nên nếu bị khoá tài khoản cũng không ảnh hưởng gì.

Vào vai là một người khách cần đi từ bến xe Mỹ Đình đến Royal City nằm trên đường Nguyễn Trãi. Một GrabBike tiếp cận và ngã giá, sau khi đồng ý đi xe người này bật dịch vụ Grab và thông báo số tiền là 42.000 đồng. Trong khi đó thực tế trong ứng dụng Grab chỉ có mức giá là 28.000 đồng cho đoạn đường trên. Khi hỏi người này liệu có được bắt khách ngoài ứng dụng không thì người đàn ông này trả lời là "Cước đi sẽ được tính trên hệ thống định vị chứ không nhất thiết phải tính theo cuốc đi trên hệ thống Grab".

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi
Úng dụng Grab đưa ra mức giá 28.000 đồng cho đoạn đường từ bến xe Mỹ Đình đến khu đô thị Royal City, còn người xe ôm công nghệ đưa ra mức giá là 42.000 đồng. (Ảnh: Mạnh Cường)

Người này cũng cho biết nếu đứng đợi khách đặt xe qua ứng dụng thì rất ít vì hầu như toàn người ở quê ra và người cao tuổi không biết sử dụng điện thoại thông minh, cộng với việc quá đông người chạy GrabBike quanh đây nên khó có thể bắt được khách qua hệ thống.

Có thể thấy trong cuộc chiến giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công nghệ ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề. Xe ôm truyền thống thì giả làm xe ôm công nghệ để bắt khách, xe ôm công nghệ thì "phá luật" vẫy khách ngoài chạy "chui" để kiếm thêm thu nhập.

Video xe ôm công nghệ bắt khách để chạy "chui"

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi Bị lép vế, xe ôm truyền thống tìm cách 'sống nhờ' xe ôm công nghệ

Bị lép vế trong "cuộc chiến" với xe ôm công nghệ, nhiều xe ôm truyền thống mua áo, mũ của xe ôm Grab để giả ...

het xe om truyen thong den luot xe om cong nghe grabbike vi pham luat choi Tôi chạy GrabBike: Những màn 'dằn mặt' của giới xe ôm

Dù chuẩn bị sẵn tâm lý, tôi chưa bao giờ nghĩ “cuộc chiến” giữa giới xe ôm truyền thống và GrabBike lại "nóng" đến vậy.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.