Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo hạ độ tuổi tiêm phòng vắc xin HPV

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đề nghị các phụ huynh cho trẻ em tiêm vắc xin HPV từ khi 11 – 12 tuổi.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đề nghị các phụ huynh cho trẻ em tiêm phòng từ khi 11 – 12 tuổi.

Theo đó, mọi trẻ trong độ tuổi này đều phải tiêm đủ 3 mũi HPV để chống lại loại virut có thể gây ra ung thứ cổ tử cung và nhiều căn bệnh ung thư khác. Ngoài ra, tổ chức này cho rằng, các nhà trường cần đưa vắc xin này vào danh sách những loại tiêm chủng bắt buộc mọi học sinh phải thực hiện.

Vậy nhưng, chưa đầy 21% phụ huynh cho rằng ý tưởng này có ý nghĩa, một nghiên cứu của Đại học North Carolina tại Chapel Hill cho biết.

Dù 60% chi phí tiêm chủng đã được hỗ trợ nhưng không có nghĩa là nó được bảo lãnh chi phí toàn bộ. “Nhiều trường học đã yêu cầu phụ huynh cho học sinh tiêm chủng. Nhưng thực tế nó không hiệu quả bởi tỷ lệ tiêm chủng loại vắc xin này vẫn không cao”, tiến sĩ Noel Brewer của Đại học North Carolina chia sẻ.

Nghiên cứu trên 1.501 phụ huynh của trẻ 11 – 17 tuổi, chưa đầy 21 % phụ huynh cho rằng đây là ý tưởng tốt.

Trong khi đó, nhiều người khác cho rằng, nếu không bắt buộc, họ sẽ không cho con cái tham gia tiêm loại vắc xin này.

32 % phụ huynh tham gia nghiên cứu lại cho biết, họ không có đủ thông tin để đưa ra quyết định tiêm vắc xin phòng chống HPV cho con cái. Và 40 % phụ huynh đồng ý rằng loại vắc xin này giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung.

“Điều đáng ngạc nhiên là nhiều phụ huynh không hiểu vắc xin này sẽ giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung”, tiến sĩ William Calo tại Gillings Trường UNC Y tế công cộng toàn cầu cho biết.

Từ nhiều năm nay, loại vắc xin này vẫn đang gây tranh cãi khi các nhóm bảo thủ cho rằng nó sẽ khuyến khích giới trẻ quan hệ tình dục bừa bãi.

Vậy nhưng, các chuyên gia y tế khắng định không có mỗi liên quan giữa việc tiêm vắc xin với quan hệ tình dục.

hiep hoi ung thu my khuyen cao ha do tuoi tiem phong vac xin hpv
HPV có thể được ngăn ngừa thông qua tiêm văcxin phòng bệnh.

Tháng trước, một thống kê đã cho biết mỗi năm có hàng ngàn người Mỹ mắc ung thư do nhiễm virut HPV.

Cụ thể, khoảng 30.000 trường hợp ung thư liên quan đến HPV được chẩn đoán mỗi năm tại Mỹ.

Hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến virut đều có thể được ngăn chặn nhưng tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp.

Vắc xin này được khuyến khích cho mọi trẻ em cả nam và nữ trong độ tuổi 11 hoặc 12.

Từ năm 2006, gần một nửa các tiểu bang ở Hoa Kỳ đã đề xuất ý tưởng đưa loại vắc xin này vào nhà trường nhưng không thành công.

Các nhà hoạch định chính sách y tế cho rằng ý tưởng này cần được xem xét và thực hiện. Các cơ sở y tế nhà nước cần nang cao chất lượng cung cấp dịch vụ và tuyên truyền về hiệu quả của loại vắc xin này.

Tại Việt Nam, vài năm trước cũng dấy lên nhiều tranh cãi văcxin HPV liệu có an toàn, sau cái chết của một cô gái trẻ. Tháng 6/2013, một cô gái 18 tuổi đến Trung tâm Y tế dự phòng quận 9 TP HCM tiêm vắc xin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung (mũi thứ hai). Mũi đầu được tiêm trước đó một tháng. Về đến nhà, cô than mệt do đi đường xa và ngủ, không ăn trưa, chiều đi làm. Sau đó mọi người phát hiện cô nằm bất động trong phòng tắm nên đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ xác định bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở, toàn thân tím tái, không thể cứu được.

Kết luận của Hội đồng khoa học Sở Y tế TP HCM sau đó cho thấy, propranolol xuất hiện trong máu, dạ dày và nước tiểu cao hơn nồng độ có thể gây chết người. Giám định mẫu văcxin không phát hiện bất thường nên không đủ cơ sở để xác định cô gái tử vong liên quan đến vắc xin. Bệnh nhân được cho là có thể tử vong do đã dùng thuốc trị tim mạch có chứa propranolol trước đó.

Tiến sĩ Bùi Chí Thương, giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho biết ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở phụ nữ. Trên thế giới ước tính cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì căn bệnh ung thư phụ khoa này. Bệnh chủ yếu do virus HPV gây nên. Trong đó HPV tuýp 16 và 18 gây khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra các tuýp khác như 31, 33, 45, 52, 58 cũng gây ung thư cổ tử cung nhưng ít hơn.

Đa số mọi người có thể nhiễm HPV nhưng không phải tất cả đều phát bệnh. HPV rất dễ lây và chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục như giao hợp, quan hệ bằng miệng, quan hệ ngoài... Thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự chống lại HPV. Tuy nhiên nếu nhiễm kéo dài, lặp lại nhiều lần làm gia tăng nguy cơ ung thư. HPV tuýp 6, 11 có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở nam. Các loại HPV khác có thể gây ung thư hoặc u sùi ở dương vật, hậu môn, thanh quản, âm hộ, âm đạo....

Theo bác sĩ Thương, tuổi tiêm vắc xin là từ 9 đến 26, tốt nhất từ 11 đến 12 tuổi, không quan tâm có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên thuốc đạt hiệu quả cao nhất khi chích trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Trước đây việc chích ngừa HPV chỉ được khuyến cáo cho trẻ nữ. Hiện Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đề nghị chích ngừa cho trẻ nam nếu có điều kiện. Thực hiện tiêm 3 mũi theo phác đồ 0, 1, 6 hay 0, 2, 6 tháng. Không cần xét nghiệm HPV trước tiêm.

Bác sĩ Thương lưu ý, vắc xin không phòng ngừa được tất cả các tuýp HPV. Do đó dù đã tiêm ngừa, phụ nữ vẫn phải được tầm soát ung thư bởi xét nghiệm Papmears định kỳ. Hiện nay xét nghiệm HPV có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để có hướng xử trí kịp thời.

BSCK II Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, đến nay việc tiêm phòng vắc xin HPV vẫn được khuyến cáo phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất.

Tuy nhiên, bác sĩ Lợi cho biết, để tiêm có hiệu quả phải là phụ nữ dưới 25 tuổi và chưa lập gia đình. Một số bác sĩ khuyến cáo có thể tiêm từ lúc 9 tuổi. Bắt buộc phải tiêm khi chưa nhiễm HPV phải chưa từng quan hệ tình dục.

Hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Cervarix, hai loại vắc xin này có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

Bác sĩ Lợi cho biết vi rút HPV có hàng trăm chủng loại khác nhau và trong đó có 40 loại có thể gây bệnh. HPV có thể gây ung thư hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều có thể gây ung thư.

Các chủng HPV nguy cơ cao như các chủng 16 và 18 có thể gây ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, những chủng này chiếm khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Chúng cũng có thể gây ra các loại ung thư khác. Chính vì thế không phải cứ tiêm vắc xin HPV là ngừa được vi rút HPV.

Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, theo bác sĩ Lợi ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.