Hiệp sĩ ‘cô đơn’ trong làng Đại học

Cuộc sống bản thân còn nhiều khó khăn nhưng “hiệp sĩ” vẫn âm thầm ra tay bắt cướp và hỗ trợ sinh viên gặp nạn trên đường.
hiep si co don trong lang dai hoc Nhờ quay đầu xe, người phụ nữ bị cướp SH
hiep si co don trong lang dai hoc Hiệp sĩ đường phố bị kẻ xấu đe dọa và gửi vòng hoa đến nhà
hiep si co don trong lang dai hoc Theo chân những ‘hiệp sĩ’ cứu nạn, cứu hộ miễn phí trong đêm ở Sài Gòn
hiep si co don trong lang dai hoc
Căn chòi lụp sụp nằm ẩn sâu trong những bụi cây là nơi ông Minh trú mưa, trú nắng. (Ảnh: Phước Thuận)

Khoảng 55 tuổi, ông Nguyễn Văn Minh (phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) được mọi người gọi với cái tên thân mật là Minh "cô đơn".

Người dân và sinh viên ở đây gọi ông là Minh “cô đơn” bởi ông không nhà cửa, không vợ con, mất quê quán từ nhỏ, sống nay đây mai đó và rồi hơn chục năm qua, ông ở lại làng Đại học Quốc gia TP.HCM nhiều lần ra tay bắt cướp.

hiep si co don trong lang dai hoc
Tài sản quý giá nhất của ông Minh là bộ đồ nghề bơm, vá và chiếc xe cà tàn để đi hành hiệp. (Ảnh: Phước Thuận)

"Hàng ngày ở đây ông làm nghề chạy xe ôm kiêm luôn nghề bơm vá xe. Khách hàng thường xuyên của ông là sinh viên quanh làng Đại học, nhiều lúc ông miễn phí bơm vá cho sinh viên.

Gia tài lớn nhất của ông là chiếc xe máy cà tàng, bộ đồ nghề sửa xe và có lẽ hơn thế là một tấm lòng nghĩa hiệp. Rất nhiều lần ông bắt được cướp, trao trả lại tài sản, sự an toàn cho những sinh viên nơi đây" - bạn Nguyễn Hải Đường (sinh viên trường Đại học Nông Lâm) vui vẻ kể về ông Minh.

Sau nhiều ngày tìm hiểu và liên hệ, chúng tôi đã gặp được những người từng là nạn nhân bị cướp giật, hành hung trong làng Đại học Quốc gia TP.HCM. Trao đổi với chúng tôi nhiều người vẫn còn bàng hoàng, sợ hãi.

Một mình bắt cướp và đối phó với biến thái

Những ngày đầu tháng 7/2017, tình cờ ngồi tại quán cafe tại đường dẫn vào ký túc xá khu A, Minh "cô đơn" được nhiều sinh viên cho biết cứ vào 21h hằng ngày, tại gần khu vực hồ đá, có 2 đến 3 người đàn ông lạ mặt, đi xe SH, khi thấy các bạn nữ đi một mình liền áp sát để dở trò đồi bại.

Sau khi nghe thông tin ông Minh “đơn phương độc mã” âm thầm theo dõi các đối tượng nghi vấn ra vào khu vực hồ đá.

“Tối ngày 16/7/2017, trong lúc một tên biến thái đang chặn đường 2 nữ sinh tên Hoa và Thanh để chuẩn bị dở trò, bbất ngờ ông Minh từ trong bụi cây ven đường phóng ra tóm gọn tên biến thái rồi giao cho anh em dân quân đưa về phường xử lý”- anh Nguyễn Ngọc Tú, người dân ven đường kể lại.

hiep si co don trong lang dai hoc
Sau cơn gió mạnh căn chòi tạm của ông Minh đã bị gió làm tốc mái nên ông phải dùng dây buộc lại. (Ảnh: Phước Thuận)

Khoảng 21h30 mùng 5 Tết Nguyên đán, làng Đại học vắng người qua lại. Thấy đôi nam nữ đang ngồi tâm sự tại ghế đá gần Trường đại học Quốc tế.

Hai thanh niên đi trên một xe máy đột ngột dừng xe, đối tượng ngồi phía sau lao xuống tiến thẳng đến đôi nam nữ liên tục dùng tay đánh tới tấp vào mặt 2 người này.

Nghe tiếng la hét thất thanh, ngay lập tức, ông Minh xác định phương hướng của tiếng la rồi lên xe chạy đến hiện trường.

Khi phát hiện có người, một đối tượng quay sang dùng hung khí tấn công. Nhanh như chớp, công Minh vung gậy tre lên chống trả. Do phản ứng quá nhanh nên đối tượng không kịp đỡ tay và bị ông Minh đánh gục giao cho công an. Đối tượng còn lại lên xe tẩu thoát nhưng cũng bị bắt vào ngày hôm sau.

Chị Võ Thị Cẩm Nhung, nạn nhân trong vụ việc trên nhớ lại: “Hôm đó không có chú Minh xuất hiện kịp thời thì không những bị đánh mà chúng tôi còn sẽ bị giật luôn túi xách và cướp xe”.

Dùng tay kéo ống quần jean lên, ông Minh chỉ tay vào vết thương dài hơn tâm sự: “Đây là vết tích mà tôi nhớ nhất khi bị một tên cướp có sử dụng kiếm Nhật tấn công. Do quá chủ quan nên tôi bị đối tượng chém trúng.

Lúc bị thương tôi không có tiền để đi khâu lại nên cứ để vậy, được bà con xung quanh cho thuốc bôi nên lâu ngày vết thương cũng lành. Nó vừa lành, tôi lại đi tiếp”.

hiep si co don trong lang dai hoc
Sau những giờ mệt nhọc Minh "cô đơn” lại tựa lưng trên chiếc võng được móc tạm bên gốc cây. (Ảnh: Phước Thuận)

Không chỉ có bắt cướp, trừng trị biến thái mà “Minh cô đơn” còn một biệt tài khác là vá xe máy. Công việc vá xe hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người.

Hơn nửa cuộc đời sống cảnh “màn trời chiếu đất”

Qua tìm hiểu chúng tôi đã xin được số điện thoại của ông Minh và hẹn gặp ông tại nhà riêng. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là căn chòi được ông dùng bạt, lá cây che tạm bên gốc cây to để trú mưa nắng.

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn chòi lụp sụp ông Minh cười khà khà bảo: “Cậu may mắn đấy, sáng nay tôi mới vừa chuộc điện thoại từ trong tiệm cầm đồ ra nên cậu mới gọi cho tôi được. Chứ 3 hôm nay tôi phải cầm điện thoại để có tiền đổ xăng và sinh hoạt”.

Khi chúng tôi hỏi ông quê ở đâu thì Minh "cô đơn” im lặng khoảng 10 giây rồi nói: “Tôi cũng không nhớ nữa. Tôi thất lạc gia đình từ năm 4 tuổi ”.

Nhiều năm lang thang tại nhiều địa phương từ các tỉnh miền Tây như: Long An, Cần Thơ, rồi lên Đồng Nai, Bình Phước,.... Đến năm 30 tuổi, Minh "cô đơn” lưu lạc lên Sài Gòn và dừng chân ở khu trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM).

Cuộc sống lang thang lại tiếp tục đưa đẩy ông di cư sang vùng đất xã Đông Hòa (giáp ranh giữa quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương).

“Lúc sang Đông Hòa nhớ không lầm thì lúc đó tôi đã 40 tuổi. Qua đây cuộc sống của tôi vẫn lang thang. Ngày thì đi lượm ve chai, ai thuê gì thì làm đó, miễn sao có tiền trang trải cuộc sống là được. Có cực đến đâu tôi cũng dặn lòng là không được làm những việc trái pháp luật, hổ thẹn với lương tâm”, ông Minh nói.

Nói đến chuyện cuộc sống sau này tính thế nào, “Minh cô đơn” lại ngồi suy tư im lặng một lát rồi cười bảo: “Tôi cũng chưa nghĩ đến chuyện đó. Bây giờ cứ chạy xe ôm quanh làng Đại học để vừa kiếm sống và vừa có thể quan sát theo dõi những đối tượng tình nghi để ra tay bắt kịp thời không cho chúng có cơ hội ra tay làm điều xấu.

Cầu mong sao đủ sức khỏe để tiếp tục hành hiệp giúp mấy cháu sinh viên”.

hiep si co don trong lang dai hoc
Bằng khen của làng Đại học Quocs gia tặng sau 2 năm treo trên góc cây đã bị phai màu cũ rít. (Ảnh: Phước Thuận)

Năm 2015, ông Minh đã vinh dự được Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở khu đô thị đại học.

Nhìn về tấm giấy khen đang treo trên gốc cây, cạnh chiếc võng, ông Nguyễn Văn Minh cười nói: “Nhận được giấy khen cũng rất vui, nhưng mà không có nhà cửa đàng hoàng để nên móc tạm tại gốc cây đó lâu ngày mưa gió đã làm phai màu, cũ rít.

Còn tấm giấy khen do Công an thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) tặng đã đem đi gửi nhà dân, giờ họ chuyển nhà nên cũng đã lạc mất”.

Ông Trần Việt Thắng (phó giám đốc Trung tâm Quản lý và phát triển khu đô thị đại học-Đại học Quốc Gia TP.HCM) cho biết: “Từ ngày có “Minh cô đơn” âm thầm theo dõi các đối tượng xấu và ngăn chặn kịp thời thì tình hình an ninh trật tự ở làng Đai học tương đối ổn định.

Đặc biệt là khu vực hồ đá nơi được xem là điểm đen của tệ nạn xã hội cũng đã thuyên giảm và dần đi vào ổn định, giảm tình trạng cướp giật và biến thái quấy rối sinh viên vào ban đêm.

hiep si co don trong lang dai hoc
Những lúc rảnh Minh "cô đơn" lại đem giấy khen ra để vệ sinh cho vơi nỗi buồn. (Ảnh: Phước Thuận)

Đại diện công an phường Đông Hòa (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho hay: “Khi mới về đây anh Minh không có tên và địa chỉ cụ thể, anh em trong đơn vị đã đặt cho anh Minh là Nguyễn Văn Minh và lấy luôn địa chỉ phường Đông Hòa để làm giấy tờ tùy thân cho anh.

Nhiều năm qua, anh Minh đã bắt được cả trăm đối tượng cướp giật góp phần chung tay đảm bảo an ninh trật tự tại phường. Để động viên tinh thần tình nguyện, năm 2015 công an tỉnh Bình Dương cũng đã tổ chức tuyên dương, tặng anh Minh bằng khen về thành tích xuất sắc trong bảo vệ an ninh trong làng Đại học Quốc gia".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.