Chỉ vài năm liên kết, làm sao đánh giá được hiệu quả
Tiếp tục về câu chuyện liên kết ngoại ngữ/Tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục (tiểu học, THCS) trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh mặt tích cực, còn không ít những bất cập cần phải khắc phục.
Nhận định chung về việc liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh, hôm 22/12 trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Vũ Thị Thu Hương - Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng, đây là việc làm phù hợp với xu thế thời đại.
“Nếu bạn giao tiếp với người nước ngoài mà có một người khác đứng bên cạnh phiên dịch, nhưng bạn không biết người ta phiên dịch có đúng ý mình không thì đó là điều tối kỵ và hết sức thiệt thòi.
Tuy nhiên, từ khi có đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng với việc áp dụng giáo trình mới trong giảng dạy ngoại ngữ, việc dạy và học Tiếng Anh đã khắc phục được rất nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe nói cho người học.
Do đó, việc liên kết ngoại ngữ/Tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục là phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với yêu cầu của xã hội và nhu cầu của phụ huynh học sinh”, cô Hương đánh giá.
Liên kết dạy ngoại ngữ (ảnh minh họa đăng trên Báo Đại đoàn kết). |
“Người nước ngoài sẽ bị ngợp nếu liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh với số lượng học sinh đông (khoảng 35 học sinh/lớp như hiện nay).Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai cũng cho rằng, bên cạnh tính tích cực trong việc thực hiện đề án liên kết vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Điều này hoàn toàn trái ngược với cách thức liên kết, đào tạo ngoại ngữ ở nước ngoài.
Mặt khác, học sinh học Việt Nam chịu thiệt thòi vì các
tiết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh thường rất đơn điệu, bó buộc trong khuôn viên trường học.
Điều này sẽ khó khích thích được sự sáng tạo cho học sinh.
Ở nước ngoài, họ thường áp dụng cách học kiến thức kết hợp dã ngoại. Nhưng ở Việt Nam, việc đưa học sinh ra khỏi trường là cả vấn đề về an ninh, kinh tế cần được tính toán kỹ.
Điều này phần nào làm hạn chế chất lượng liên kết.
Từ phân tích trên, Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai cho rằng, rất khó đánh giá chất lượng liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh nếu chỉ nhìn vào vài năm học liên kết.
“Học ngoại ngữ/Tiếng Anh là cả quá trình, còn việc đánh giá chỉ mang yếu tố thời điểm.
Nếu mười năm sau bạn quay lại gặp tôi, tôi sẽ trả lời bạn biết hiệu quả của việc liên kết.
Còn bây giờ các lớp liên kết chỉ có 3 năm, 1 tuần 2 tiết như hiện nay thì chưa thể nói lên gì nhiều”, cô Hương cho biết những hạn chế trong quá trình liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh.
Học liên kết thế nào cho tốt?
Từ nhận định trên, Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai cho rằng, để việc liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh có hiệu quả cần phải đặt mình vào vị trí quản lý, là giáo viên, phụ huynh có con đi học liên kết.
“Nội nội dung liên kết nào thì con người đó. Hiện tại, kỹ năng nghe, nói trong việc dạy, học ngoại ngữ/Tiếng Anh rất được trú trọng.
Người bản ngữ phát âm rất tốt và họ rất quan tâm tới cách phát âm, trọng âm.
Còn đối với giáo viên Việt Nam, chúng tôi chỉ sử dụng
được băng, đĩa, nhưng tính biểu cảm thường không cao.
Do đó, học ngoại ngữ/Tiếng Anh không gì bằng đối diện trực tiếp và dạy theo phương pháp trực quan", cô Hương nói.
Trên cương vị là nhà quản lý giáo dục, Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai cho rằng, để việc dạy liên kết ngoại ngữ/Tiếng Anh đạt hiệu quả cao cần thực hiện từng bước, với kế hoạch cụ thể.
"Bước đầu, chúng tôi sẽ bố trí một buổi chạy de-mo (giới thiệu), thử nghiệm chương trình liên kết tối thiểu trong 2 tiết, đồng thời chọn hai khối lớp khác nhau để thực nghiệm.
Quá trình chạy thử nghiệm chương trình liên kết có sự tham gia của phụ huynh (trong số này có rất nhiều phụ huynh có trình độ Tiếng Anh), giáo viên ngoại ngữ, để thẩm định, đánh giá, góp ý cho chương trình liên kết.
Cô Vũ Thị Thu Hương cho biết, trong hơn 3 năm triển khai hoạt động liên kết, bước đầu việc dạy, học ngoại ngữ/Tiếng Anh đã có sự chuyển biến.
“Chúng tôi thấy rằng, học sinh của trường tôi tự tin hơn rất nhiều. Học sinh có đủ khả năng, năng lực có thể tham gia các cuộc thi Tiếng Anh.
Nói như thế không phải tất cả các em đều tốt hoàn toàn. Mười ngón tay thì có ngón dài, ngón ngắn.
Có cháu rất giỏi về kỹ năng, phát âm, nhưng có cháu tiếp thu chậm hơn. Số học sinh này được được phụ trợ, bồi dưỡng thêm về kiến thức...", cô Hương nói.
Hiệu trưởng trường tiểu học Bạch Mai nhấn mạnh vai trò quản lý trong trong việc liên kết dạy ngoại ngữ/Tiếng Anh, nhằm nâng cao chất lượng môn học.
"Để tiếp cận có tính hiệu quả hơn việc liên kết ngoại ngữ cần phải có phương pháp quản lý và người quản lý phải có trình độ ngoại ngữ để đánh giá hiệu quả liên kết", cô Hương nhận định.