Hòa Bình dự kiến tăng thêm 11.450 căn NOXH đến 2030

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Hòa Bình dự kiến tăng thêm 42 ha sàn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 11.450 căn nhà xây dựng mới, trong đó, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị tăng thêm hơn 19 ha sàn; nhà ở xã hội cho công nhân là gần 23 ha sàn.

 Một góc tỉnh Hòa Bình hiện nay. (Ảnh: Báo Đầu Tư)

Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh dự kiến phát triển thêm 11.450 căn NOXH.

Theo đó, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030 là dự kiến diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đạt khoảng 29 m2 sàn/người, trong đó, tại khu vực đô thị đạt hơn 33 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 26 m2 sàn/người. Dự kiến chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 12 m2 sàn/người.

 ùng với đó, tỉnh dự kiến nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 90% (trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%), giảm tỷ lệ nhà đơn sơ xuống 2% (trong đó khu vực đô thị xóa bỏ nhà đơn sơ, khu vực nông thôn giảm còn 4%).

Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh dự kiến tăng thêm hơn 318 ha sàn nhà ở thương mại, khu đô thị, tương đương khoảng 16.000 căn nhà xây dựng mới. Dự kiến tăng thêm 42 ha sàn nhà ở xã hội, tương đương khoảng 11.450 căn nhà xây dựng mới, trong đó, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị tăng thêm hơn 19 ha sàn, tương đương khoảng 3.890 căn nhà xây dựng mới; nhà ở xã hội cho công nhân là gần 23 ha sàn, tương đương khoảng 5.120 căn nhà xây dựng mới.

Nhà ở của người dân tự xây dựng dự kiến trong giai đoạn 2026 - 2030 tăng thêm 636 ha sàn, tương ứng khoảng 35.580 căn nhà.

Tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng nhà ở giai đoạn 2026 - 2030 là 94.883 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội 37.903 tỷ đồng; nguồn vốn người dân thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ gia đình là 56.980 tỷ đồng. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.