Học sinh được đề xuất tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn mới

Dự thảo chương trình Ngữ văn mới do Bộ GD-ĐT đưa ra có nhiều thay đổi khác biệt so với chương trình hiện hành cả về cách thức dạy và học lẫn kỹ năng đánh giá.
hoc sinh duoc de xuat tac pham trong chuong trinh ngu van moi 'Chí Phèo' sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?
hoc sinh duoc de xuat tac pham trong chuong trinh ngu van moi Nên đưa tác phẩm 'Chí Phèo' ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?

Trong dự thảo này, Bộ đã đưa ra những quy định mở hơn trong việc tiếp cận văn bản. Ngoài những tác phẩm bắt buộc có trong chương trình Ngữ văn mới, chương trình nêu gợi ý, khuyến nghị để tác giả sách giáo khoa và giáo viên tham khảo, hình dung được độ khó, độ dài và sự thích hợp về thể loại, đề tài của văn bản đối với từng lớp học. Giáo viên sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp để lựa chọn những tác phẩm đưa vào giảng dạy trên lớp.

hoc sinh duoc de xuat tac pham trong chuong trinh ngu van moi
Chương trình Ngữ văn mới sẽ thay đổi cách đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

Học sinh được đề xuất văn bản phù hợp với yêu cầu của chương trình và lứa tuổi để thảo luận trong nhóm, trong lớp; giáo viên bàn bạc dân chủ với học sinh để quyết định sử dụng những văn bản này.

Tuy nhiên, dự thảo cũng đưa ra một số tiêu chí cụ thể nhằm định hướng sự lựa chọn tác phẩm của giáo viên và học sinh.

Văn bản được lựa chọn phải phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, mối quan tâm của học sinh ở từng lớp học, cấp học; giúp học sinh có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập.

Đồng thời những văn bản này phải có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ nhằm góp phần nuôi dưỡng ở học sinh tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách.

Nội dung văn bản chú trọng phản ánh thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; tăng tỉ lệ các văn bản đậm tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mỹ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Tỉ lệ hợp lý giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Ngoài truyện và thơ, mỗi cấp học đều phải có văn bản ký và kịch; giữ một tỉ lệ phù hợp các tác phẩm thuộc văn học dân gian, văn học cổ điển của Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là những nền văn học lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, dự thảo chương trình Ngữ văn mới cũng thay đổi cách đánh giá đối với học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. Mục tiêu của việc đánh giá sẽ được điều chỉnh theo hướng trước hết là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của từng học sinh, biết được học sinh của mình đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng.

Hình thức và nội dung đánh giá là tất cả những cách thức có thể phục vụ cho việc đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của học sinh. Đề kiểm tra cũng sẽ hướng tới việc coi trọng sự sáng tạo từ ý tưởng đến cách thể hiện, chống sao chép (văn mẫu).

hoc sinh duoc de xuat tac pham trong chuong trinh ngu van moi 'Chí Phèo' sẽ xuất hiện trong chương trình Ngữ văn mới ra sao?

Trước đề xuất đưa tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình Ngữ văn, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.