Học tiếng Anh: Hãy như thói quen đánh răng mỗi buổi sáng

"Cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen nghe đọc viết như thói quen đánh răng mỗi buổi sáng hoặc vệ sinh cá nhân hàng ngày", chị Chu Thị Vân Anh nói.
hoc tieng anh hay nhu thoi quen danh rang moi buoi sang Thầy giáo dạy hợp đồng 18 năm, lương 1,3 triệu muốn ở lại làm... bảo vệ
hoc tieng anh hay nhu thoi quen danh rang moi buoi sang 'Công thức bí mật' học tiếng Anh của thầy giáo điển trai
hoc tieng anh hay nhu thoi quen danh rang moi buoi sang Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan

Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tiếng Anh của con vì những lợi ích không thể phủ nhận của nó trong việc phát triển trong tương lai. Nhưng phương pháp học tiếng Anh như thế nào để vừa hiệu quả, vừa tạo hứng thú cho trẻ khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Chị Chu Thị Vân Anh (Chuyên gia Giáo dục MA TEFL, Đại học Birmingham, Vương quốc Anh) đã đưa ra những thông tin bổ ích về vấn đề học tiếng Anh đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn của chính chị.

hoc tieng anh hay nhu thoi quen danh rang moi buoi sang
Chu Thị Vân Anh bàn luận quanh câu chuyện học tiếng Anh

Shock, bật khóc vì không nghe được giọng Anh - Ấn

5 năm trước, khi tôi đặt chân đến nước Anh, tôi bị choáng ngợp bởi sự tĩnh lặng của không gian và thói quen đọc sách của dân bản địa. Dù đi tàu, dù trên đường phố, dù trên sân cỏ hay quảng trường, đâu tôi cũng nhìn thấy mọi người cầm sách trên tay.

Khi nhập học chương trình thạc sĩ, tôi bị cuốn theo bởi thói quen đọc sách trước khi đến lớp. Để có một bài học 2 giờ, chúng tôi phải đọc ít nhất 4 chương sách trong một cuốn và cần đọc ít nhất từ 2 cuốn sách khác nhau. Trong giờ học, chúng tôi ngồi bàn tròn 4 - 6 người thảo luận, thầy giáo quỳ hẳn dưới đất tì cằm lên bàn chăm chú nghe chúng tôi thảo luận. Cảm giác hôm nào mình đọc bài chưa kỹ và nói chưa hết ý luôn đeo đẳng khiến tôi day dứt lắm.

Mà nào đọc 1 lần là xong, còn phải ghi chép nội dung chính để có cái mà thảo luận. Rồi từ đó có cái mà viết bài cuối khoá, ít nhất còn biết nội dung mình học nằm ở đâu để tìm tài liệu. Để viết một bài 4000 từ tôi thường phải đọc ít nhất 16 - 20 bài báo hay nghiên cứu dài từ 8.000 - 20.000 từ mới có đủ ý và tư liệu để viết.

Chưa hết, trường Birmingham áp dụng luật đạo văn. Tất cả các bài viết chỉ được phép không quá 10% từ khoá lặp lại trong chủ đề đó. Mỗi sinh viên nộp bài viết, trường đưa lên phần mềm quét như mình tìm thông tin trên google. Phần mềm này cho phép mình biết những từ ngữ mình viết đã lặp lại ở đâu, bất cứ từ nào đã được tung lên mạng internet. Bài viết nào vi phạm coi như bị đánh trượt.

Chỉ hai năm bên Anh thôi, tôi cũng đủ thấm đọc có ý nghĩa và quan trọng như thế nào đồng thời lĩnh hội được những kỹ năng đọc nhất định mà ở Việt nam chưa bao giờ được học.

Thời gian học bên đó, nỗi khổ lớn nhất của tôi là nghe giọng Anh - Ấn. Các bạn nói cực kỳ khó nghe, mà mỗi người đến từ một tỉnh hay thành phố sẽ có những giọng địa phương khác nhau. Ngày đầu tôi mới đến trường, nói chuyện với bạn Ấn mà cứ ngớ người ra, hỏi lại bạn đến 3 lần làm hắn phát cáu. Thế là bị shocked, về nằm giường khóc nghĩ chả lẽ mình không thể giao tiếp. Khóc chán thì nghĩ phải làm gì hay mình bỏ cuộc.

Thế là lập chiến lược về nghe BBC hàng ngày, đến nhà thờ hàng tuần nghe giảng đạo, đến nhà mấy bác hưu trí bản địa neo đơn để luyện âm và nói. Càng học càng nản, phải tập phát âm lại từ âm O, A rồi tính về Việt Nam bỏ nghề giáo. Ông thầy 58 tuổi khuyên, cô mà bỏ thì bao nhiêu giáo viên Việt Nam bỏ việc à. Cả đời tôi đi dạy thấy ít du học sinh Việt Nam học giáo dục lắm, chỉ thấy học tài chính thôi. Đành thôi, quyết tâm phục thù cái tai nghe và cái mắt đọc cho bõ công theo tiếng Anh đến tận giờ.

"Các con là nạn nhân của các cuộc tấn công"

Về Việt Nam, càng ngày thấy các con càng bị đem ra làm nạn nhân của các cuộc tấn công. Cha mẹ muốn con học theo kỳ vọng của mình để đi du học mà không biết rằng cái chứng chỉ IELTS hay TOEFL không giúp con hình thành trường kiến thức, tư duy và kỹ năng để hoà nhập với dân bản địa. Trung tâm coi học sinh là khách hàng béo bở vì bố mẹ sẵn sàng đầu tư tiền triệu cho con không tiếc.

Nhiều giáo viên nước ngoài đã tâm sự với tôi rằng: Tôi không hiểu sao người Việt Nam trả nhiều tiền cho con đi học trung tâm thế trong khi bản thân chúng tôi dạy thấy bọn trẻ không thu được nhiều, lớp đông trên 10 bạn, sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ, chúng tôi lại không phải nhà giáo chuyên biệt nên hiệu quả không như mong muốn. Chúng tôi dạy như robot ấy nhưng Việt Nam luôn trả lương cao nhất khu vực và gần gấp đôi các nước khác nên chúng tôi đến Việt Nam và ở lại.

Có lẽ chúng ta vô tình quên rằng ngay cả tiếng mẹ đẻ để sử dụng được chúng ta phải nghe trong môi trường 16/24h/2 năm mới có thể nói những câu đầu tiên. Một đứa trẻ mất ít nhất 5 năm học nói mới bắt đầu học chữ, và ít nhất 1 năm sau mới viết được các câu ngắn. Vậy nên lớp học chỉ là môi trường tương tác.

Điều chúng ta thực sự cần là một thói quen đọc sách mọi lúc cho con, một tai nghe giọng nào cũng nghe được và thực hiện hàng ngày mới so được với thời gian nghe đọc tiếng Việt. Chưa kể thiếu môi trường nói, thôi thì viết cũng là cách biểu đạt suy nghĩ và xuất thông tin ra khỏi não nên cố gắng rèn luyện Nghe - Đọc - Viết rồi khi gặp môi trường chắc nói sẽ phản xạ được thôi. Lượng thông tin khổng lồ chúng ta tích luỹ được qua việc đọc và nghe hàng ngày nữa sẽ vô cùng hữu ích cho hiểu biết của mình.

Thời đại này học tiếng Anh không còn là sở thích, nó là công cụ giao tiếp giúp chúng ta tồn tại. Thế nên, cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen nghe đọc viết như thói quen đánh răng mỗi buổi sáng, hoặc vệ sinh cá nhân hàng ngày, chứ đừng dừng lại ở việc con thích thì làm không thì thôi. Dần dần, con sẽ đạt được những kết quả nhất định.

Theo kinh nghiệm gần 15 năm trong giáo dục, những đứa trẻ giỏi tiếng Anh thường là những đứa trẻ thích xem phim, đọc sách và nghe nhạc nhiều. Như vậy, dù đứa trẻ có không thích cách dạy của cô hay hấp thụ mức khiêm tốn, thì con vẫn có cách riêng trang bị kiến thức cho mình.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.