Học viên cai nghiện nói với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Bị bắt thì lại ở lại chứ có sợ gì đâu'

"Khi tôi hỏi thì các em có nói là các em cứ ra, nếu tiếp tục bị bắt thì lại ở lại chứ có sợ gì đâu", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói về tình trạng trốn trại cai nghiện.
hoc vien cai nghien noi voi bo truong dao ngoc dung bi bat thi lai o lai chu co so gi dau 49 người bị truy tố trong vụ học viên trốn trại cai nghiện ở Đồng Nai
hoc vien cai nghien noi voi bo truong dao ngoc dung bi bat thi lai o lai chu co so gi dau Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH truy nguyên nhân học viên trốn trại cai nghiện Đồng Nai
hoc vien cai nghien noi voi bo truong dao ngoc dung bi bat thi lai o lai chu co so gi dau Học viên tại Trung tâm cai nghiện Đồng Nai lại quậy phá
hoc vien cai nghien noi voi bo truong dao ngoc dung bi bat thi lai o lai chu co so gi dau
Học viên trốn trại cai nghiện tập trung ở Đồng Nai tháng 11/2016. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Tại phiên họp ngày 18/4, nhiều ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB &XH) Đào Ngọc Dung về giải pháp quản lý cơ sở cai nghiện, ngăn ngừa nguy cơ học viên trốn trại cai nghiện trước tình trạng này xảy ra ở nhiều địa phương.

Về tình trạng học viên trốn trại, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, công tác cai nghiện được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, vừa qua Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc họp, trong đó Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo trực tiếp về vấn đề này.

Tuy nhiên tình hình người nghiện thời gian qua diễn biến phức tạp (xuất hiện các loại ma túy mới; vấn đề phạm tội do ngáo đá...). Hiện cả nước có khoảng 60.000 người nghiện đang được cai nghiện ở các cơ sở ma túy; trong đó có khoảng 17.000 người phải bắt buộc cai nghiện theo quyết định của tòa án...

Về một số vụ trốn trại tập trung (Đồng Nai, Tây Ninh, Hải Phòng), theo Bộ trưởng Dung, lý do là những học viên không tự nguyện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc mà do gia đình đưa vào. Bên cạnh đó nhiều địa phương đưa người nghiện vào cơ sở để "trong sạch địa bàn"... dẫn đến cơ sở cai nghiện quá tải, tạo sự bức bối cho học viên.

"Như vụ việc xảy ra ở Đồng Nai, cơ sở cai nghiện đó chỉ có thể là nơi học tập, nuôi dưỡng khoảng 500-600 em những đưa hơn 1.447 em vào, cơ sở vật chất cũ kỹ, điều kiện ăn ở không đảm bảo dẫn đến tạo sự bức bối cho các em", Bộ trưởng dẫn chứng.

Mặt khác trong số học viên cai nghiện nhiều người đã có tiền án, tiền sự thường cầm đầu gây rối; đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện mỏng (ví dụ ở Đồng Nai, 1 cán bộ phục vụ tối thiểu 10 học viên); còn vướng mắc trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý và một số vấn đề về pháp lý cần được điều chỉnh (bất cập trong quy định hiện hành về đối tượng, sàng lọc ban đầu, thời gian cai nghiện, cơ quan quản lý)...

hoc vien cai nghien noi voi bo truong dao ngoc dung bi bat thi lai o lai chu co so gi dau
Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: VGP

Ngoài ra, theo Bộ trưởng LĐ, TB&XH, chế tài đối với hành vi đập phá, trốn trại chưa đủ sức răn đe. "Nếu có phá trại vượt ra ngoài thì chế tài xử lý của ta không có gì ngoài việc cơ sở phải có trách nhiệm vận động các em quay trở lại. Sau vụ việc ở Đồng Nai là vụ phá trại ở Vũng Tàu, khi tôi hỏi thì các em có nói là các em cứ trốn ra, nếu tiếp tục bị bắt thì lại ở lại chứ có sợ gì đâu", ông Dung nói.

Thời gian tới, Bộ tập trung triển khai một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn; hoàn thiện thể chế; tăng cường kinh phí; tăng cường đấu tranh với tội phạm ma túy; tăng cường công tác tổ chức, cán bộ,...

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.