![]() |
Chính phủ thống nhất đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp |
![]() |
Học càng cao, thất nghiệp càng nhiều |
![]() |
Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về 191.000 sinh viên thất nghiệp |
![]() |
Bộ trưởng LĐ, TB&XH cho biết có 6 trường đào tạo nghề cam kết hoàn tiền nếu sinh viên ra trường "thất nghiệp". Ảnh: Trường CĐ Nghề TP HCM |
Tại phiên chất vấn sáng 18/4, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) Đào Ngọc Dung đã trả lời về vấn đề học viên thất nghiệp khi học nghề xong.
Theo ông Đào Ngọc Dung, Bộ LĐ, TB&XH đã xây dựng Đề án đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với 10 nhóm giải pháp cơ bản.
Các nhóm giải pháp này gồm: Xác định chuẩn GDNN; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào GDNN; đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở GDNN theo hướng tăng cạnh tranh, tự chủ, bảo đảm hiệu quả; đổi mới chương trình tuyển sinh.
Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo; tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu đổi mới nâng cao chất lượng GDNN; quản lý chất lượng GDNN; tăng cường quản lý nhà nước GDNN; tăng cường truyền thông.
Theo ông Dung, có 3 giải pháp đột phá trong 10 giải pháp này. Thứ nhất là tìm cách tăng cường tính tự chủ trong hoạt động của cơ sở GDNN.
Thứ hai là tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. "Đây là một trong những điểm yếu của GDNN trong thời gian vừa qua. Sở dĩ đào tạo nhưng ra trường không có việc và doanh nghiệp phải đào tạo lại vì không có sự gắn kết giữa người người lao động, nhà trường và doanh nghiệp", Bộ trưởng LĐ, TB&XH nhận định.
Doanh nghiệp được phép tham gia ký kết với cơ sở giáo dục trong giảng dạy, thực thành, thực tập (có trả lương cho học sinh, sinh viên) và tiếp nhận sinh viên ngay khi ra trường. “Hiện đã có 6 trường đào tạo nghề cam kết sinh viên ra trường thì sẽ có việc làm. Nếu không có việc làm, trường hoàn tiền lại cho sinh viên”, ông Dung nói.
![]() |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời tại phiên chất vấn sáng nay. |
Thứ ba, theo Bộ trưởng Dung là tập trung nâng cao chất lượng của GDNN để hệ thống này tiếp cận được chuẩn giáo dục đào tạo nghề của quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế để xác định chuẩn kiểm định nghề và chuẩn của giáo viên dạy nghề.
“Chúng tôi hy vọng, với các giải pháp trên sẽ tạo ra chuyển động mới trong GDNN”, ông Dung bày tỏ.
Ngoài ra, theo ông Đào Ngọc Dung, đào tạo nghề phải dự báo được việc làm và mức thu nhập. Chủ tịch UBND địa phương là người phải chịu trách nhiệm về việc này. Nếu không xác định được thì không tổ chức thực hiện đào tạo nghề.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng phối hợp giải trình thêm một số nội dung liên quan tới phát triển GDNN. Theo đó, hai Bộ đã phối hợp phân luồng học sinh vào các cơ sở GDNN và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc phân luồng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu nhân lực trực tiếp của các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của việc phân luồng học sinh, Bộ GD&ĐT đang nâng cao hướng nghiệp tại bậc phổ thông để học sinh sớm tiếp cận với thị trường lao động và các trường nghề. Hai Bộ sẽ phối hợp trình Thủ tướng ban hành quyết định cho phép liên thông giữa giáo dục đại học với GDNN để học viên trường nghề có thể chuyển lên đại học để nâng cao hơn trình độ. |