Học viện CN Bưu chính Viễn thông \"phản pháo\" thông tin gian dối trong tuyển sinh

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bị tố, tuyển sinh trái so với quy định, vượt chỉ tiêu gần 8.000 sinh viên và tạo ra nguồn thu lên đến 80 tỷ đồng/năm cho Học viện.

Tuyển sinh vượt thêm hàng nghìn chỉ tiêu

Tin tức trên báo Thanh tra, theo đơn thư phản ánh, ngày 31/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT về quy định chế độ làm việc với giảng viên thay thế cho các quy định trước đây, có hiệu lực áp dụng từ ngày 25/03/2015, cụ thể: Giảng viên đại học phải có số giờ trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định (tối thiểu đứng trên lớp 135 giờ).

Tổng lao động của toàn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (gồm cả cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) đến tháng 12/2015 chỉ còn có 768 người, trong đó có 49 người làm hợp đồng vụ việc không thuộc biên chế của Học viện, tức là lao động biên chế chỉ có 719 người.

Theo số liệu quản lý chính thức của Học viện thì trong số 768 người trên có 234 lao động quản lý, giảng viên có 265 lao động (trong đó gồm cả 39 giảng viên đang ở nước ngoài dài hạn không hề tham gia giảng dạy) …

Căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo tại Thông tư trên thì các giảng viên đang ở nước ngoài dài hạn, các nghiên cứu viên tại các Viện Nghiên cứu thuộc Học viện không được giao nhiệm vụ giảng dạy chính quy, không đủ số giờ đứng lớp đạt 50% số giờ chuẩn sẽ không được tính để xác định quy mô đào tạo của Học viện.

Đồng thời, tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp quy định số sinh viên chính quy tính trên 01 giảng viên được quy định tối đa là 25 sinh viên/giảng viên quy đổi.

Nếu tính cả đội ngũ hướng dẫn, phục vụ thực hành là giảng viên cơ hữu thì toàn Học viện hiện nay có khoảng 226 giảng viên, tương đương khoảng 263 giảng viên quy đổi.

Nhưng trên các văn bản quản lý của Học viện công bố thì tổng quy mô đào tạo các hệ chính quy của Học viện tính đến ngày 15/09/2015 là 15.386 sinh viên và đến ngày 31/12/2015 quy mô đào tạo của Học viện là 14.485 sinh viên.

hoc vien cong nghe buu chinh vien thong phan hoi gi khi bi to gian doi trong tuyen sinh
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Như vậy, theo số lượng đội ngũ giảng viên thực tế của Học viện đến hết tháng 12/2015 thì tỷ lệ sinh viên chính quy là 55,07 sinh viên/ giảng viên quy đổi, cao bằng 220% mức tối đa so với quy định cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

So với quy mô được phép đào tạo, năm 2015, Học viện Công nghệ bưu chính viên thông đã vượt gần 8.000 sinh viên và tạo ra nguồn thu lên đến 80 tỷ đồng/năm cho Học viện (học phí bình quân mà Học viện thu là khoảng 10 triệu đồng/sinh viên/năm).

Đại diện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nói gì?

Trước thông tin giảng viên ít, sinh viên thì đông, trao đổi trên báo Chất lượng Việt Nam, ông Đoàn Hiếu - phó chánh văn phòng Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết con số hơn 200 người tham gia giảng dạy là chưa chính xác.

Ông Hiếu thông tin, hiện nhà trường có khoảng hơn 500 giảng viên quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm nhà trường cũng báo cáo Bộ Giáo dục về số lượng giảng viên cơ hữu của Học viện. Về số lượng chỉ tiêu Bộ Giáo dục giao cho Học viện hàng năm, ông Hiếu cho biết gần như không có nhiều biến động, trung bình mỗi năm khoảng gần 3.000 chỉ tiêu.

“Tôi nói vậy để chứng minh là không có chuyện tăng hay giảm đột biến số lượng sinh viên như một số báo phản ánh”, ông Hiếu quả quyết.

Trước thông tin có nhiều người là giảng viên nhưng không tham gia giảng dạy, ông Hiếu giải thích: “Học viện được hợp nhất từ 3 viện nghiên cứu và 1 trung tâm đào tạo nên trong học viện có nhiều chức danh. Có 3 nhóm đều được xác định là giảng viên cơ hữu có tham gia giảng dạy thực sự, trong đó nhóm chính là giảng viên khoảng hơn 200 người, một nhóm là nghiên cứu viên cũng tham gia giảng dạy”.

“Một trường có những hơn 800 cán bộ mà lại chỉ có hơn 200 người tham gia giảng dạy là hết sức vô lí. Thế khác nào bảo hơn 200 người đó nuôi 600 người còn lại”, ông Hiếu phán ứng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.