Hôm nay (16/1), Thủ tướng Nhật Bản và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam lần hai từ ngày 16-17/1/2017.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thủ đô Tokyo.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phu nhân tới Việt Nam, thành viên đoàn chính thức gồm có: bà Akie Abe, Phu nhân Thủ tướng; ông Koichi Hagyuda, Phó Chánh Văn phòng Nội các; ông Hiroto Izumi, Trợ lý Thủ tướng; ông Eiichi Hasegawa, Trợ lý Thủ tướng; ông Isao Iijima, Cố vấn Đặc biệt Nội các; ông Tomohiko Taniguchi, Cố vấn Đặc biệt Nội các; ông Nobukatsu Kanehara, Trợ lý Phó Chánh Văn phòng Nội các; ông Takeo Akiba, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản; ông Hiroshi Tabata, Thứ trưởng Bộ Đất đai, cơ sở và hạ tầng; ông Hiromichi Matsushima, Thứ trưởng Bộ Nông - Lâm - Thủy sản; ông Hirofumi Katase, Thứ trưởng Bộ Kinh tế Công nghiệp; ông Ro Manabe, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Kunio Umeda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam; ông Ryotaro Sugi , Đại sứ đặc biệt Nhật - Việt.

Ngày mai (17/1), Thủ tướng Abe sẽ sang thăm Thái Lan. Còn thứ Sáu (18/1) ông tới Indonesia. Tại Jakarta, ông Shinzo Abe sẽ trình bày "học thuyết Abe", vạch những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại của tân nội các Nhật Bản ở châu Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm dự hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, ngày 28/5/2016. (Ảnh VGP)

Trước đó, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, ngày 28/5/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở thủ đô Tokyo. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tăng cường tiếp xúc bên lề các hội nghị quốc tế, nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước; nhất trí tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước và hợp tác chặt chẽ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng của hai nước; khẳng định Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng và lâu dài.

Hai bên mong muốn tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, lao động, quốc phòng, an ninh, giao lưu địa phương.

Tiểu sử Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Ông Shinzo Abe sinh ngày 21/9/1954, trong một gia đình danh tiếng, có vị thế chính trị lớn. Năm 1977, ông tốt nghiệp khoa luật tại trường ĐH Seikei ở Tokyo, Nhật Bản. Năm 1978, ông Abe hoàn thành chương trình học chuyên ngành chính trị tại ĐH Nam California, Mỹ.

Sau một thời gian ngắn làm việc ở Công ty Thép Kobe, ông Abe trở thành trợ lý cho cha mình là Ngoại trưởng Nhật Bản Shintaro Abe vào năm 1982. Từ đó, ông chính thức tham gia vào chính trường.

Đến năm 1986, ông được chỉ định là Thư ký riêng cho Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP). Sau đó, ông Abe trúng cử nghị sĩ Quốc hội (Hạ viện) năm 1993 và được bầu làm Ủy viên thường trực trong Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nhật Bản.

Năm 1999, ông Abe là Giám đốc phụ trách các vấn đề xã hội của LDP và đến năm 2000, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ của Thủ tướng Mori.

Năm 2001 – 2005, ông Abe tiếp tục giữ chức Phó Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ của Thủ tướng Koizumi. Ngày 31/10/2005, ông chính thức được phê chuẩn làm Chánh Văn phòng Nội các trong Chính phủ của Thủ tướng Koizumi.

Năm 2006, Shinzo Abe trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và trở thành Thủ tướng Nhật. Tuy nhiên, ông từ chức vào năm 2007 với lý do vấn đề sức khỏe.

Với thắng lợi vang dội của LDP trong tổng tuyển cử năm 2012, ông Shinzo Abe tái đắc cử lần 2 và trở thành Thủ tướng Nhật Bản.

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.