Quy hoạch giao thông TP HCM có 6 cao tốc, hiện chỉ có 2 nhưng đang quá tải

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, quy hoạch TP HCM có 6 tuyến nhưng hiện mới có 2 tuyến là TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và đều đang quá tải.

Chiều 12/4, sau khi đi thị sát tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM. Tham dự buổi họp còn có Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà.

Nói về tình hình giao thông tại TP HCM, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng vấn đề giao thông đang là điểm nghẽn lớn của TP HCM, nếu không có kế hoạch tháo gỡ và phát triển thì nó sẽ khiến tốc độ tăng trưởng của TP chậm lại.

Quy hoạch giao thông TP HCM có 6 cao tốc, hiện chỉ có 2 nhưng đang quá tải - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo TP HCM

Bộ trưởng phân tích: "85% diện tích thành phố đã đô thị hóa, gần như hết động lực". Do đó, nếu muốn phát triển và tiếp tục dẫn đầu thì phải có đường vành đai, cao tốc hướng tâm để kết nối các đô thị vệ tinh với TP HCM

Hiện nay TP HCM có 5 Quốc lộ gồm 1A, 1K, 22, 50 và 52. Theo quy hoạch, chỉ Quốc lộ 50 có 6 làn, còn các tuyến khác đều từ 8-12 làn. Tuy nhiên hiện nay tuyến lớn nhất chỉ có 4 làn ô tô. Do dân cư hai bên đã ổn định từ lâu nên việc nâng cấp rất khó khăn "Nếu chúng ta đầu tư mở rộng thì mất rất nhiều thời gian và công sức" – ông Thể nhận định.

Bên cạnh đó trong quy hoạch, TP HCM có tới 4 tuyến đường vành đai nhưng hiện nay tuyến thi công tốt nhất là Vành đai 2 mới chỉ đạt 51/64km. Người đứng đầu ngành GTVT nhận định tuyến Vành đai 3 và 4 đối với giao thông TP, nếu không sớm hình thành sẽ khiến giao thông thành phố gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Thể, riêng kinh giải phóng mặt bằng của vành đai 3 khoảng 3.000 tỷ và có thể tăng lên 5.000 tỷ nếu để 2 năm sau. "Hai tuyến đường này chắc chắn phải làm. Nếu ngay thời điểm có quy hoạch chúng ta có kinh phí giải phóng mặt bằng thì khi có vốn sẽ triển khai rất nhanh và hiệu quả cao", Bộ trưởng GTVT nói.

Quy hoạch giao thông TP HCM có 6 cao tốc, hiện chỉ có 2 nhưng đang quá tải - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thị sát tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Về vấn đề các tuyến cao tốc cho TP HCM, quy hoạch có 6 tuyến nhưng hiện nay mới chỉ có hai tuyến là TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và cũng đang trong tình trạng quá tải thời gian qua.

Các tuyến trong quy hoạch đang được Bộ GTVT và các tỉnh nghiên cứu nhưng đang gặp khó khăn về kinh phí là là TP.HCM – Tây Ninh, TP.HCM – Chơn Thành (Bình Phước) và Biên Hòa – Vũng Tàu.

"Nếu chúng ta tập trung tháo gỡ sẽ giúp cho thành phố và các tỉnh, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế phía Nam" – ông khẳng định.

Còn vấn đề 8 tuyến metro của TP, HCM, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiến nghị cần có giải pháp để sớm hoàn thiện vì chỉ khi nào hoàn thiện cả hệ thống thì mới có thể phát huy tác dụng. Các bộ ngành liên quan sớm tham mưu, ứng vốn cho TP hoặc cho TP tự ứng ngân sách để bảo đảm tiến độ.

Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Bộ ngành, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong kiến nghị trung ương sớm cấp vốn để tuyến metro số 1 đúng tiến độ, hạn chế khiếu kiện của nhà thầu. Thành phố cũng đề nghị muốn tạm ứng để giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ tuyến Vành đai 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức một hội nghị riêng giữa TP HCM với các tỉnh miền Đông, miền Tây nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về việc kết nối giao thông. Ngoài ra cũng có một hội nghị khác về phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà trong đó thành phố là trung tâm.

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đạt hơn 63% khối lượng

Ông Bùi Xuân Cường – Trưởng ban quản lí đường sắt đô thị TP HCM báo cáo, theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 202 tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị của TP gồm 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray.

Tổng chiều dài toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị khoảng 220 km với tổng vốn đầu tư gần 25 tỉ USD. Tổng tiến độ hiện tại của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang đạt 63,49% toàn bộ khối lượng dự án.

Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang đạt 63,49% khối lượng dự án

Hiện nay, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên gồm 4 gói thầu xây lắp và mua sắm thiết bị, trong đó gói thầu số 1a (xây dựng đoạn ngầm từ nhà ga Bến Thành đến nhà ga Nhà hát Thành phố) đang thi công khu vực ga Bến Thành và đào hầm hở trên đường Lê Lợi, djw kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tổng tiến độ đạt 56,7%.

Gói thầu số 1b (xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son) do nhà thầu liên danh Shimizu – Meada triển khai thi công tại ga Nhà hát Thành phố, ga Ba Son dự kiến hoàn thành đầu năm 2020. Tổng tiến độ đạt 72,7%.

Gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot chiều dài 17,2 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương) do nhà thầu liên danh Sumitomo – Cienco 6 đã thi công xong cầu cạn phần dầm chữ U lắp ghép và dầm 3 nhịp liên kết; đã hợp long 5 cầu đặc biệt (gồm cầu Sài Gòn, cầu Văn Thánh, cầu Rạch Chiếc, cầu vượt xa lộ Hà Nội và cầu Điện Biên Phủ), thực hiện xong kết cấu bê tông cốt thép 11 nhà ga và hoàn thành lắp kết cấu théo 6 nhà ga, đang sản xuất kết cấu mái théo và thi công phần kiến trúc các nhà ga còn lại. Dự kiến hoàn thành đầu năm 2020. Tổng tiến độ đạt 80,1%

Gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng. Hiện đang lắp đặt đường ray và dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tổng tiến độ đạt 43,2%.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.