Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhưng hiện vẫn chưa phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế để tạo ra động lực mới cho phát triển.

Tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ hôm nay, ngày 25/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, có cả khó khăn lẫn thách thức, nên "thời cơ, nguy cơ đều có, trong nguy có cơ hội để Việt Nam, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phát triển".

Trong hoàn cảnh đó, kinh tế vùng có vai trò vô cùng quan trọng. Theo Thủ tướng, phương thức quản lí mới với sự linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả hơn trong hệ thống tổ chức quản lí Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh cả về thời gian và không gian vùng lãnh thổ, nếu làm tốt hơn, điều hành sát hơn, khoa học hơn sẽ góp phần làm thay đổi căn bản đời sống xã hội và toàn bộ nền kinh tế.

Thủ tướng cho biết, tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và là vùng kinh tế lớn thứ 2 của cả nước (chiếm 32% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 30% xuất khẩu cả nước).

NQH01980

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điệm Bắc bộ sáng nay. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tăng trưởng GDP bình quân 3 năm 2016-2018 đạt 9,86%; GDP đầu người năm 2018 đạt trên 4.800 USD, gấp 1,85 lần so với bình quân cả nước. Đặc biệt, đây, là vùng duy nhất trong 4 vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước có 100% các tỉnh, thành phố trong vùng có điều tiết về ngân sách Trung ương. Tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước, chỉ còn 2% theo chuẩn đa chiều.

Số lượng doanh nghiệp trong vùng tăng trưởng mạnh, từ 146.377 doanh nghiệp năm 2016 lên 204.310 doanh nghiệp năm 201818, chiếm 28,6% số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế trên cả nước, chỉ sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (308.170 doanh nghiệp).

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn giai đoạn 2016-2018 đạt 1.593,752 nghìn tỉ đồng, chiếm 29,76% vốn đầu tư cả nước, tốc độ tăng bình quân 21,8%/năm, cao hơn mức bình quân trong giai đoạn này của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước (khoảng 11,5%).

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang có rất nhiều thuận lợi với cả 3 yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa". Các tỉnh, thành phố thuộc vùng đều có trình độ phát triển cao so với trung bình cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Tuy nhiên, Thủ tướng đánh giá vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ vẫn còn những tồn tại và thách thức, chưa phát huy hiệu quả những tiềm năng, lợi thế để tạo ra động lực mới cho phát triển; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn hạn chế.

cau-nhat-tan

Cầu Nhật Tân, một công trình giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội được xây dựng trong thời gian qua. (Ảnh: VGP).

Một trong những hạn chế là sự liên kết giữa các địa phương trong vùng chủ yếu còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Cơ chế, chính sách phát triển vùng còn bất cập, thiếu đột phá, chưa giải quyết được các vấn đề chung của vùng, nhất là về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, môi trường, phát triển đô thị, bảo đảm an ninh trật tự...

Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cũng chưa đồng đều, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các địa phương trong vùng có sự chênh lệch lớn (Quảng Ninh thứ 1, Hà Nội thứ 9, Vĩnh Phúc thứ 13, Bắc Ninh thứ 15, Hải Phòng thứ 16, Hải Dương thứ 55, Hưng Yên thứ 58).

Thủ tướng mong muốn hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sẽ đánh giá được thực trạng kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Cụ thể, các kết quả so với mục tiêu đề ra, và rút ra bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện.

Thủ tướng đề nghị hội nghị thảo luận về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đối với cả vùng và từng địa phương, đề xuất, kiến nghị về đổi mới cơ chế, chính sách, nhất là về đầu tư, tài chính, đất đai, nhân lực, khoa học công nghệ, phân cấp, giao quyền... để tạo thuận lợi cho các địa phương trong vùng.

Đồng thời, Thủ tướng nhận định "thể chế, cơ chế điều phối vùng là vấn đề rất quan trọng mà chúng ta đang loay hoay, chưa thực hiện hiệu quả".

Với 7 tỉnh, thành phố, bao gồm Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có khoảng 16 triệu dân, đóng góp gần 32% GDP của cả nước. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người vùng này đạt 4.813 USD, gấp 1,86 lần so với mức trung bình cả nước, đứng thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tỉ lệ người nhập cư tăng ở một số thành phố, đặc biệt là Hà Nội, đã gây ra tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kĩ thuật và xã hội.

Trung bình mỗi năm, dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội khoảng 2.100 người/km2, cao hơn rất nhiều so với thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN (khoảng 100-200 người/km2).


chọn
Nam Hà Nội (NHA) trúng đấu giá khu đất sạch 2,1 ha cạnh KCN Đồng Văn 3
Khu đất 2,1 ha nằm đối diện cổng KCN Đồng Văn III tại thị xã Duy Tiên, Hà Nam. Tại đây Nam Hà Nội dự kiến đầu tư khu thương mại dịch vụ với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng.