Tại Hội nghị, Thủ tướng đã đặt ra câu hỏi các cấp đã làm gì để nâng cao năng lực hệ thống thú ý trong hoàn cảnh hiện nay, vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay là vô ý thức để dịch lan rộng tại nước ta.
Cần tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm khắc địa phương nào không làm. Từ Chỉ thị 04, các cấp, các ngành cần cụ thể hóa, triển khai rõ ràng hơn, chứ không chung chung, đại khái.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, chủ tịch UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng nếu để dịch tả lợn châu Phi lây lan. Các tỉnh chưa có dịch càng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn để ngăn chặn dịch bệnh. Bộ Thông tin Truyền thông phải tăng cường thông tin cho người dân hiểu và ngăn chặn dịch bệnh. Hạn chế việc vận chuyển lợn đường dài.
Ngoài ra, nếu việc thanh toán cho người dân chưa phù hợp thì phải đề xuất với Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ủng hộ phương pháp hỗ trợ cao hơn cho người dân có lợn bị chết do dịch tả lợn châu Phi.
Theo đó, Chính phủ cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy, bỏ điều kiện phải khai báo và có xác nhận của UBND cấp xã khi nuôi lợn vì không khả thi.
Kinh phí lấy từ quỹ phòng, chống thiên tai của địa phương. Trong quá trình triển khai phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Thủ tướng lưu ý vừa tuyên truyền vừa yêu cầu người dân cam kết thực hiện 5 không đó là không giấu dịch, không mua bán lợn chết, không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết ra thị trường, không vứt lợn chết ra môi trường và đặc biệt không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lí.
Để ngăn chăn dịch bệnh, Thủ tướng cho biết: "Một khẩu hiệu đặt ra là chống dịch như chống giặc ngoại xâm để huy động các cấp, các ngành xắn tay ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xâm nhập vào 7 tỉnh. Trung Quốc đã chống dịch thành công với sự quyết liệt của cả hệ thống, đây là bài học cho chúng ta học tập. Các địa phương có làm được như vậy không?"
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 1/2 - 3/3/2019, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố như Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.
Nhiều địa phương không bố trí kinh phí trả thù lao hoặc có bố trí nhưng mức trả rất thấp so với chi phí thực tế, dẫn đến tình trạng ngại hoặc không tham gia triển khai các hoạt động phòng, chống, nhất là khi cần phải thực hiện trong thời gian dài.
Chính vì vậy, trong Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy.
Bên cạnh đó bỏ điều kiện phải khai báo và có xác nhận của UBND cấp xã khi nuôi lợn vì không khả thi.
Theo nghiên cứu dịch tế của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Về tồn tại, bất cập trong công tác phòng chống dịch, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y Thế giới, tính từ năm 2017 đến ngày 26/2/2019, đã có trên 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), từ ngày 3/8/2018 đến ngày 3/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh.
Kinh doanh 18:30 | 29/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 28/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 27/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 26/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 23/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 22/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 21/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 20/08/2024