Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây

Những năm qua, nhiều tỉnh miền Tây liên tục triển khai xây dựng công trình ứng phó hạn mặn, kinh phí lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nhiều công trình đã và đang phát huy hiệu quả.
Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 1.

Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là một trong 5 dự án trọng điểm ứng phó hạn mặn ĐBSCL. Công trình có vốn đầu tư 3.300 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản .

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 2.

Dự án cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455 m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15 m.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 3.

Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85 m, gồm hai khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 4.

Hiện, dự án đang được đơn vị thi công khẩn trương thực hiện, để đảm đúng đúng tiến độ.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 5.

Khi hoàn thành, cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé kiểm soát, điều tiết nguồn nước cho gần 350.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Ngoài ra, dự án còn giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, thoát lũ, tiêu úng, cải tạo đất…

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 6.

Cống âu thuyền Ninh Quới hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2019, thuộc địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Công trình có vốn đầu tư 360 tỉ đồng.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 7.

Cống âu thuyền Ninh Quới là công trình trọng điểm nằm trong quy hoạch xây dựng thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Cống đi vào hoạt động giúp chủ động điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho hàng trăm nghìn ha lúa, rau màu ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 8.

Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp được xây dựng thuộc địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Hồ hoàn thành và đưa vào sử dụng nửa cuối năm 2019, kinh phí khoảng 85 tỉ đồng. Hồ có chiều dài khoảng 5 km, rộng 40-100 m, có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri. Đây hiện là hồ trữ nước ứng phó hạn mặn lớn nhất miền Tây.

Hơn 10.000 tỉ xây dựng công trình ứng phó hạn mặn ở miền Tây - Ảnh 9.

Ngoài ra, 2/5 dự án ngăn mặn, trữ ngọt khác của ĐBSCL gồm: Dự án quản nước tại Bến Tre và dự án ngăn sông Cửa Trung. Hai dự án này đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục, giải phóng mặt bằng, sẽ được triển khai trong những năm tới đây. Tổng mức đầu tư 2 dự án lên tới 6.900 tỉ đồng. Như vậy, cùng với các dự án như Cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, cống âu thuyền Ninh Quới, hồ Kênh Lấp, tổng số vốn đầu tư cho 5 công trình ngăn mặn, giữ ngọt ở miền Tây là hơn 10.645 tỉ đồng.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.