Ở Hà Nội: Muốn ăn lòng ngon thì nhất định phải ghé tới những 'địa chỉ vàng' này! | |
Ảnh: Cây phong lá đỏ bắt đầu chuyển màu trên phố Hà Nội |
Dự án xây dựng ĐH Quốc gia Hà Nội chiếm trọn vẹn đất ở, đất canh tác của hai thôn 10, thôn 11 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất). Hàng trăm hộ dân bị mất 100% đất; có QĐ thu hồi từ năm 2005, công tác kiểm đếm được thực hiện từ năm 2008, thế nhưng đến nay, 100% các hộ dân chưa có nơi ở mới.
Khu tái định cư vẫn chưa có người dân đến ở. |
Từ điểm giao của tuyến đường nội bộ trên khu đất dành cho tái định cư đang dần hình thành, con đường đổ theo hình thức cuốn chiếu, có mặt bằng đến đâu làm đường đến đó, một chiếc lán tạm bợ phủ bạt xanh dễ nhận thấy.
Trên khoảng đất rộng đỏ lẫn sỏi đá, chị Nguyễn Thị Liên (SN1972) tại thôn 11, cắp chiếc rổ tre hái đỗ, còn chồng chị - anh Hán Văn Chiến (SN 1968) đang sao dở mẻ chè trong chiếc lán bưng tạm bằng gỗ tạp.
Chị Nguyễn Thị Liên tại thôn 11, xã Thạch Hoà. |
10 năm về trước, gia đình anh chị đã xây cất được căn nhà có sân vườn sạch sẽ, công trình phụ ngang dọc. Chăm chỉ với mấy sào ruộng, hơn 1ha chè, vợ chồng anh chị cũng đủ sống và có phần dư dả.
Thế rồi, dự án về. 100% các hộ dân đều thuộc diện di dời, không gia đình nào là ngoại lệ.
Nhưng, giao đất giao nhà mà vẫn không có chỗ tái định cư, bất đắc dĩ, anh chị phải cam lòng ở lại nhà cũ.
Sân nhà chị Liên hễ mưa to là lại ngập. |
Nhắc lại chuyện cũ, chị Liên buồn rầu kể, anh chị có 2 con, một SN 1994 và một SN 1995, đều đến tuổi dựng vợ gả chồng. “Chục năm trời cả nhà không có chỗ ở, các cháu ra Hà Nội làm thuê làm mướn. Vợ chồng chẳng dám giục chúng nó lấy chồng, lấy vợ, vì lấy vào thì biết ở đâu?” .
Vén con đường đất lầy lội, chị dẫn chúng tôi men theo một con dốc. Con dốc ấy, chính là khu đất đổ nền làm khu tái định cư mà thành. Đi chừng hơn trăm mét là ngôi nhà tường gạch khá kiên cố, nhưng không thể bước vào vì khoảng sân gạch bây giờ đã thành ao, đàn vịt thi nhau ngụp lặn…
Đó là ngôi nhà cũ của vợ chồng anh chị.
Vợ chồng chị Liên phải cất tạm lán trên đỉnh dốc để tránh lụt. |
Đất đá đổ cao xung quanh, nhà cũ thành rốn nước. Mưa to là ngập như ao, anh chị phải cất tạm cái lán trên đỉnh dốc, để tránh lụt những hôm mưa bão.
Xác nhận câu chuyện của gia đình chị Liên, anh Hòa - công an viên xã Thạch Hòa, bảo: “Tôi được giao quản lý khu vực này, cứ mưa gió, anh em lại phải đội mưa vào đây, để kêu gọi bà con lên chỗ cao trú mưa, chứ đất đá sạt xuống thì rất nguy hiểm”.
Ngoài gia đình chị Liên, gần đó còn có 3 hộ khác cũng đang bám trụ tại “rốn nước” ngổn ngang này.
Dẫn chúng tôi về ngôi nhà mái ngói cũ của mình, bà Hà Thị Bính (56 tuổi) chia sẻ, chồng mất, bà ở vậy nuôi con. Con cái bà trưởng thành, dựng vợ gả chồng rồi sinh con. Không mảnh đất cắm dùi, con trai, con dâu của bà đi làm thuê làm mướn, để mấy bà cháu sống trong ngôi nhà cũ, cầm chừng đợi có đất tái định cư.
Bà Hà Thị Bính bên căn nhà đã bị nước "bao vây". |
Năm 2017, một trận mưa lớn trút xuống. Hai đứa cháu đang ngủ trong nhà, bà hốt hoảng lao về, thấy giường tủ đã nổi lềnh phềnh, hai đứa trẻ đang bám vào vai giường khóc thét.
Bà Bính hô hoán vợ chồng anh Chiến, chị Liên sang đưa 2 đứa trẻ lên tá túc ở cái chòi mới dựng trên đầu dốc.
Mùa mưa lũ năm nay, bà lấy gạch đá be thành bờ, hướng dòng nước đổ đi ngả khác để đỡ dội trực diện vào ngôi nhà cũ.
“Phận chúng tôi mẹ góa con côi. Chờ đợi cả chục năm trời, đời tôi cũng chẳng còn mong gì nữa. Chỉ mong cho mấy đứa cháu này sớm có chỗ tá túc, không phải cảnh màn trời chiếu đất như thế này nữa” – bà Bính nói.
Hai ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Tâm (SN 1980) và chị Doãn Thị Loan (SN 1981) cũng cùng hoàn cảnh như vậy, lọt thỏm và chìm nghỉm giữa khu mặt bằng tái định cư mới chưa thành hình, và đều biến thành 1 cái ao mênh mông nước chỉ sau một đêm mưa.
Căn nhà cũ của chị Nguyễn Thị Tâm cũng "chìm" trong nước. |
Chị Tâm, chị Loan có thu nhập là từ hái chè thuê. Tuy nhiên, công việc này cũng chỉ theo mùa, 1 năm chừng 5-6 tháng là có việc, ngày công 100 ngàn/ngày. Phần còn lại, họ thất nghiệp và chờ đợi. Chồng các chị đều đi làm thuê ở vùng Tây Nguyên, miền núi…, biền biệt đến Tết mới về.
Chủ tịch xã Thạch Hòa Nguyễn Văn Thá không giấu giếm: Rất nhiều lần cử tri, người dân chất vấn, xã cũng chỉ biết giải đáp bằng một câu trả lời rất cũ.
“Dự án ĐHQG Hà Nội, UBND xã Thạch Hòa đã phối hợp với trung tâm phát triển quỹ đất hoàn thiện hồ sơ kiểm đếm theo chính sách mới và chuyển về hội đồng GPMB huyện áp giá, tuy nhiên nguồn kinh phí dành cho việc GPMB dự án ĐHQG HN từ năm 2013 đến nay không có.
BQL DA chỉ bố trí được kinh phí để GPMB các nút giao thông đấu nối với đường Quốc lộ 21A, đường cao tốc, các điểm nóng GPMB để thực hiện dự án.
Do không có kinh phí nên không thể phê duyệt và chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân.
Đối với kiến nghị liên quan đến tiến độ xây dựng hạ tầng khu TĐC còn chậm, các công trình phúc lợi (trường học, nhà văn hóa, trạm y tế… chưa có), xã đã có văn bản báo cáo Hội đồng GPMB huyện Thạch Thất; UBND huyện, BQL DA đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu TĐC.
Tuy nhiên, do điều chỉnh quy hoạch dự án, thay đổi nhà thầu, thay đổi chính sách dẫn đến các công trình luôn chậm tiến độ” – chủ tịch xã Thạch Hòa cho hay.
Hà Nội: Sau bữa ăn tối, 19 học viên phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn bữa cơm tối gồm thịt kho tàu, đậu xốt Tứ Xuyên, bắp cải xào, canh mùng tơi… 19 học viên của Công ... |
Dự đoán điểm chuẩn các trường đại học top trên giảm mạnh
Theo dự đoán, điểm chuẩn của một số nhóm ngành giảm mạnh vì điểm thi năm nay khá thấp. Trước 17h ngày 6/8, các trường ... |
Nhiều giáo viên ở huyện Thanh Oai có nguy cơ mất việc sau khi 'dành cả tuổi thanh xuân' dạy hợp đồng
Hiện tại, hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ bị mất việc do huyện sắp ... |
7 quán cafe biệt thự cho ngày cuối tuần 'lê la' khắp Hà Nội
Cuối tuần tìm về những quán cafe biệt thự, thêm một chút tĩnh lặng, một chút thanh thoát tâm hồn hay một chút hoài niệm ... |