Huawei và 90 ngày 'chờ' lệnh cấm Android

Đầu năm nay, Huawei đã có một kết quả kinh doanh ấn tượng. Doanh số điện thoại tăng hơn 50% trong quý đầu tiên với 59 triệu máy, vượt qua Apple và trở thành nhà sản xuất smartphone đứng thứ hai toàn cầu. Công ty có một khoảng cách rất gần với Samsung - hãng đứng đầu thị trường toàn câu - và đã đặt mục tiêu soán ngôi vương của hãng công nghệ Hàn Quốc.

Tuy nhiên, biến cố không ngờ lại đến. Chính quyền của Tổng thống Trump cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại, lừa đảo và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Ngày 15/5, người đứng đầu Nhà Trắng ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị của Huawei tại các nhà mạng Mỹ, đồng thời cấm các doanh nghiệp trong nước hợp tác với hãng Trung Quốc, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Theo Reuters, lúc này, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, đã đánh giá lệnh cấm của Mỹ không ảnh hưởng gì đến việc triển khai các giải pháp 5G của công ty. 

"Mỹ đã xem thường sức mạnh của Huawei. Điều đó sẽ chỉ khiến Mỹ tụt lại phía sau trong việc triển khai công nghệ mạng di động thế hệ mới", một đại diện của hãng nhấn mạnh.

Chìm trong khủng hoảng

Huawei và 90 ngày 'chờ' lệnh cấm Android - Ảnh 1.

Google là công ty có ảnh hưởng lớn nhất tới Huawei.

Bốn ngày sau lệnh cấm, Google là hãng công nghệ đầu tiên tại Mỹ "ra đòn" với Huawei, thực hiện việc rút giấy phép sử dụng Android của hãng công nghệ Trung Quốc.

Liên tiếp sau đó, các công ty như Intel, Qualcomm và Broadcom cũng đã dừng cung cấp chip cho họ. Thậm chí, một số nhà sản xuất ngoài Mỹ như Infineon Technologies (Đức) tuyên bố dừng hợp tác với Huawei.Hoạt động nghiên cứu của công ty Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì nhiều trường đại học ở Mỹ ngừng hợp tác, để tuân thủ lệnh cấm của chính quyền.

Huawei dường như tiên liệu trước biến cố, nên đã có "kế hoạch B" với việc tích trữ chip dùng cho một năm và nghiên cứu hệ điều hành riêng, chip xử lý riêng dành cho các thiết bị di động. Điều này cũng được CEO của công ty, ông Richard Yu đề cập trong một cuộc phỏng vấn với Die Welt vào đầu tháng 3. Tuy nhiên, kế hoạch B có lẽ không đủ để làm "yên lòng" người dùng của hãng.

Lo ngại với thông tin thiết bị Huawei sẽ không được nâng cấp Android trong tương lai, người dùng ở nhiều thị trường lo lắng. Ngày càng, số lượng khách hàng muốn thanh lý sản phẩm Huawei với giá rẻ hoặc đổi qua sử dụng một thương hiệu khác ngày càng lớn. Thậm chí, một loạt các nhà mạng Âu, Á đã dừng việc đặt hàng điện thoại mới của Huawei.

Theo thông tin từ SCMP, Huawei đã phải dừng một số dây chuyền sản xuất tại Foxconn và một số đối tác, giảm sản lượng smartphone dù đang đà tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, công ty phải đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trong năm 2020.

Trong chương trình "A Coffee With Ren" ở Thâm Quyến (Trung Quốc) vào ngày 17/6, người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã thừa nhận "đánh giá thấp" các lệnh cấm của Mỹ, đồng thời dự báo số smartphone Huawei bán ra trên thị trường quốc tế có thể giảm tới 40%.

Huawei đã làm gì

Trong gần 90 ngày chờ lệnh cấm Android, nhà sản lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã liên tục xuất hiện trước giới truyền thông, để đưa ra các tuyên bố về quan điểm của công ty trước quyết định của Mỹ.

Ngày 21/5, ông đã trả lời báo chí rằng: "Tôi rất biết ơn các công ty Mỹ vì họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Huawei cũng như việc họ nỗ lực thuyết phục chính phủ Mỹ để tiếp tục hợp tác với chúng tôi. Chúng ta luôn cần những chipset do Mỹ phát triển và chúng ta không thể bài trừ hàng Mỹ với một suy nghĩ hạn hẹp".

 "Ủng hộ không có nghĩa là phải mua smartphone Huawei và tôi chưa bao giờ tẩy chay đồ Apple. Các thành viên trong gia đình tôi vẫn sử dụng sản phẩm của Apple từ rất lâu rồi", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Nhậm cũng khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 24/5 rằng: "Chúng tôi không ăn cắp những công nghệ Mỹ từ tương lai. Mỹ thậm chí còn chẳng có những công nghệ đó. Chúng tôi đi trước Mỹ. Nếu chúng tôi đi sau, chính quyền Trump sẽ chẳng cần cố tấn công chúng tôi".

Đến ngày 5/6, ông Lương Hoa, Chủ tịch Huawei trả lời báo chí tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) rằng: "Chúng tôi sẵn sàng sàng kí thỏa thuận không gián điệp với các nước". Trong khi, ông Nhậm thì cho biết muốn hai nước hợp sức lại với nhau để cùng phát triển thay vì đối đầu "chiến tranh lạnh công nghệ" như hiện nay.

Năm ngoái, Huawei thuộc top 5 thế giới trong mảng đầu tư R&D. "Do vậy, họ có thể đã chuẩn bị và có những kế hoạch để đối phó trước tình hình khó khăn như hiện nay", The Verge nhận định. "Công ty đã xây dựng một hệ điều hành, một kho ứng dụng và thậm chí là một bản đồ riêng để thay thế cho Android".

Tại Hội nghị nhà phát triển thường niên HDC 2019 (11/8), Huawei đã chính thức tiết lộ hệ điều hành riêng có tên gọi HarmonyOS. Công ty đã nghiên cứu hệ điều hành này từ năm 2017 và chỉ sử dụng trên các "sản phẩm màn hình thông minh", như Honor Smart TV. Mặc dù gã khổng lồ Trung Quốc khẳng định "không có ý" dùng trên điện thoại thông minh nhưng trong trường hợp bất khả kháng, "sẽ triển khai HarmonyOS trên toàn bộ thiết bị chỉ trong một tới hai ngày".

Trong một thông cáo báo chí gần đây, Huawei nói "hiện tại" họ vẫn tiếp tục sử dụng Android trên điện thoại của mình. Đó có thể là một gợi ý rằng điện thoại thông minh Huawei Mate 30 Pro sắp tới sẽ chạy Android.

Đối với các điện thoại đang bán trên thị trường, Huawei cũng đã trấn an người dùng rằng, rút giấy phép Android sẽ không gây ra bất kì ảnh hưởng nào. "Mọi ứng dụng và các tính năng bảo mật đi kèm với Android tiếp tục khả dụng trên thiết bị Huawei hiện có", Google cho biết. 

Điều này có nghĩa là bất cứ sản phẩm nào của công ty Trung Quốc ra mắt trước Huawei P30 Pro vẫn sẽ hoạt động và sử dụng bình thường hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.

Ngoài ra, Huawei còn khẳng định rằng nhiều điện thoại thông minh của họ sẽ được nâng cấp lên phiên bản Android Q, dự kiến được Google công bố vào cuối năm nay và sẽ tiếp tục nhận được các bản cập nhật khác một cách bình thường. Điều này cũng được công ty Trung Quốc nhấn mạnh tại Hội nghị nhà phát triển HDC 2019 vừa diễn ra vào tuần trước.

Huawei vẫn đứng vững

Huawei và 90 ngày 'chờ' lệnh cấm Android - Ảnh 2.

Hệ điều hành Harmony là kế hoạch B của Huawei trước cấm vận của Mỹ.

Theo dữ liệu thống kê của công ty phân tích Kanter, doanh số điện thoại thông minh Huawei đã giảm gần hai phần trăm giữa quý đầu tiên và quý thứ hai năm 2019. Cụ thể, công ty có thị phần 9,8% trong quý II/2018, tăng lên 17% trong quý đầu năm nay và 15,7% trong quý tiếp theo.

Mặc dù, các kết quả kinh doanh cùng quý của Huawei tăng trưởng cao, nhưng sự đột biến đang chậm lại nếu so sánh giữa hai quý gần nhất. Ngoài ra, thương hiệu phụ của Huawei, Honor cũng có mức giảm từ 3,9% thị phần quý II năm ngoái, xuống còn 2,3% trong cùng quý năm nay.

"Quý thứ II/2019 chứng kiến Huawei phải chịu ảnh hưởng bởi việc nằm trong danh sách đen của Mỹ. Mặc dù vậy, công ty có lẽ đã chuẩn bị trước nên vẫn có được kết quả kinh doanh tốt hơn cùng kì năm ngoái", Dominic Sunnebo, Giám đốc Kantar nhận định.

"Nếu lệnh cấm không được gỡ bỏ, chắc chắn doanh số bán hàng của Huawei sẽ sụt giảm rõ rệt vào quý III năm nay", một nhà phân tích cho biết. Trước đó, dữ liệu nội bộ của hãng công nghệ Trung Quốc cho thấy lượng điện thoại thông minh bán được năm nay của công ty có thể giảm từ 40 triệu đến 60 triệu máy và thiệt hại lên tới gần 30 tỉ USD trong vòng hai năm tới.

Các công ty Mỹ cũng "lao đao"

Giới phân tích cho biết, người "chịu trận" không chỉ có riêng nhà sản xuất Trung Quốc, mà còn nhiều công ty Mỹ khác bởi đang hợp tác rất chặt chẽ với Huawei.

Hãng nghiên cứu Nomura Instinet ước tính, doanh thu của Google sẽ giảm từ 375 triệu đến 425 triệu USD nếu người dùng Huawei không thể tải ứng dụng từ Google Play, khi lệnh cấm Android chính thức được áp dụng. Bên cạnh đó, một số hậu quả mà Google có thể phải gánh chịu khi ngừng bắt tay với công ty Trung Quốc là nguy cơ thị phần Android sụt giảm, cửa vào Trung Quốc bị bịt kín.

Ngoài Google, các hãng Intel, Qualcomm, Xilinx từng tuyên bố ngừng cung cấp linh kiện trong khi ARM, đối tác sản xuất chip Kirin, dừng quan hệ kinh doanh với Huawei cũng sẽ bị thiệt hại đáng kể. Bởi vào năm 2018, công ty Trung Quốc đã chi 11 tỉ USD trong mối quan hệ làm ăn này với các công ty Mỹ.

Trong khi đó, Apple từng được coi là "ngư ông đắc lợi" trước cảnh Huawei bị cấm cũng sắp chịu ảnh hưởng, Cụ thể, nhiều loại sản phẩm của Apple bao gồm tai nghe AirPods, đồng hồ Apple Watch và HomePod đang nằm trong lô hàng trị giá 300 tỉ USD, bị ông Trump nâng mức thuế nhập khẩu lên 10%, kể từ ngày 1/9.

Hôm nay (18/9) là ngày cuối cùng trong chuỗi 90 ngày nới lỏng đầu tiên của lệnh cấm vận Mỹ - Huawei trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Sau đó, công ty công nghệ Trung Quốc sẽ tiếp tục được gia hạn thêm 3 tháng nữa.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.