Giám đốc IAEA Yukiya Amano (Ảnh: EPA) |
Ngày 9/5, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng Iran sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết hạt nhân theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với P5+1 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Giám đốc IAEA Yukiya Amano nêu rõ: "Iran là đối tượng của cơ chế giám sát hạt nhân nghiêm ngặt nhất thế giới trong khuổn khổ JCPOA, một thành tựu giám sát quan trọng. Tính đến hôm nay, IAEA có thể xác nhận rằng các cam kết liên quan đến hạt nhân đều được Iran thực hiện".
Ông Amano nhấn mạnh IAEA đã có nhiều hoạt động triển khai giám sát chặt chẽ liên quan đến JCPOA.
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước quyết định rút khỏi JCPOA của Mỹ.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên thuộc Điện Elysee tuyên bố giới chức châu Âu sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ lợi ích của các công ty đang hoạt động tại Iran, vốn có thể trở thành nạn nhân của các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Tehran.
Các quan chức ngoại giao Pháp nhận định quyết định của của Tổng thống Mỹ không hề gây bất ngờ bất chấp những nỗ lực thuyết phục trước đó của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Theo một quan chức ngoại giao Pháp, việc duy trì thỏa thuận này sẽ gặp khó khăn, song Paris sẽ làm mọi thứ để tìm cách bảo vệ khuôn khổ đa phương này.
Mỹ rút khỏi JCPOA: Trung Quốc và Nhật Bản lên tiếng |
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao này cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Macron sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng việc cữu vãn thỏa thuận, cũng như trong nỗ lực giảm căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
Từ London, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May thông báo Anh đang đánh giá thông tin nhận được từ Mỹ về ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran. Dự kiến, Anh sẽ thảo luận vấn đề này với các đối tác châu Âu.
Trước đó, trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA.
Việc Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Pháp, Đức và Anh.
Bất chấp quyết định của Washington, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vẫn kiên trì với thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời đảm bảo rằng Tehran sẽ không phải đối mặt với bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU, vốn đã được dỡ bỏ theo quy định của thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015.
Trước mắt, quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA của Mỹ đã khiến cho ngân hàng Oberbank của Áo có thỏa thuận cho vay với Iran phải đối mặt với sự bấp bênh.
Tháng 9/2017, Oberbank đã ký thỏa thuận khung nhằm cung cấp cho các dự án đầu tư của Áo tại Iran trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, xây dựng nhà máy.
Đây là ngân hàng châu Âu đầu tiên thực hiện thỏa thuận như vậy kể từ khi các lệnh trừng phạt được nới lỏng sau thỏa thuận hạt nhân JCPOA.
Hiện Oberbank chưa gia hạn việc cấp vốn cho dự án. Ngân hàng này tuyên bố sẽ phải đợi chi tiết của thỏa thuận trong tương lai, cũng như động thái tiếp theo của Mỹ trước khi quyết định có bắt đầu cấp vốn hay không.
Mỹ rút khỏi JCPOA: 'Đòn' trừng phạt đầu tiên từ Bộ Tài chính Mỹ
Sau quyết định rạng sáng nay 9/5 (theo giờ Việt Nam) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết ... |
Ông Obama:Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là sai lầm nghiêm trọng
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một bài viết dài trên Facebook cá nhân nói rằng thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã ... |
Thời sự 23:30 | 08/06/2018
Thời sự 23:23 | 03/06/2018
Thời sự 00:35 | 22/05/2018
Thời sự 00:15 | 21/05/2018
Thời sự 10:09 | 13/05/2018
Thời sự 11:06 | 12/05/2018
Thời sự 05:00 | 12/05/2018
Thời sự 04:30 | 11/05/2018