Ikigai - bí quyết hạnh phúc của người Nhật Bản

Ikigai là mục đích sống, động lực thức dậy mỗi ngày của người Nhật Bản giữa cuộc sống đầy áp lực.
ikigai triet ly va bi quyet hanh phuc cua nguoi nhat ban
Tàu điện ngầm chật ních người là hình ảnh quen thuộc vào giờ cao điểm tại Nhật Bản. Ảnh: Alamy

Một ngày làm việc tại các thành phố lớn ở Nhật bắt đầu với suhi-zume, thuật ngữ mô tả những đoàn tàu nêm chặt người vào giờ cao điểm.

Áp lực không dừng lại trên các phương tiện giao thông công cộng mà tiếp tục suốt một ngày dài làm việc với những luật lệ nghiêm ngặt. Làm thêm giờ cũng không hề hiếm gặp khi những chuyến tàu lúc nửa đêm vẫn đầy người mặc trang phục công sở.

Vậy, người Nhật xoay sở ra sao giữa cuộc sống bị áp lực bủa vây?

Theo BBC, bí mật nằm từ ikigai, quan niệm về hạnh phúc trong cuộc sống, động lực để người Nhật thức dậy mỗi sáng.

Với phương Tây, ikigai có liên quan tới sơ đồ Venn, tập hợp mối quan hệ giữa các yếu tố: đam mê, sở trường, điều thế giới cần và điều bản thân có thể để có thu nhập.

Tuy nhiên đối với người Nhật, ý niệm này có đôi chút khác biệt. Ikigai trên thực tế có thể không liên quan tới thu nhập. Khảo sát trên 2.000 người do Trung tâm Dịch vụ Nghiên cứu Nhật Bản thực hiện năm 2010 cho thấy, chỉ 31% người tham gia xem công việc là ikigai.

Ikigai và tuổi thọ

ikigai triet ly va bi quyet hanh phuc cua nguoi nhat ban
Người cao tuổi vui vẻ trình diễn trên đảo Kohama, một trong những nơi có người từ 100 tuổi trở lên nhiều nhất thế giới. Ảnh: Getty

Trong một nghiên cứu công bố năm 2001 về ikigai, đồng tác giả Akihiro Hasegawa, một nhà tâm lý học lâm sàng tại đại học Toyo Eiwa, cho rằng ikigai là một phần trong ngôn ngữ hàng ngày của người Nhật. Nó được hình thành từ "iki" có nghĩa là cuộc sống và "gai" là giá trị.

Theo Hasegawa, người Nhật tin rằng sự tích luỹ những niềm vui nhỏ trong cuộc sống sẽ giúp họ có một cuộc sống y như muốn.

Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới, 87 tuổi với nữ và 81 tuổi cho nam, theo số liệu của Bộ Sức khoẻ, Lao động và Phúc lợi Nhật. Ý niệm về ikigai có thể đóng vai trò nhất định cho sự trường thọ này, theo Dan Buettner, tác giả cuốn "Blue Zones: Lessons on Living Longer from the People Who’ve Lived the Longest" (tạm dịch "Vùng xanh: Những bài học từ người sống lâu nhất thế giới".

"Những người cao tuổi trong cộng đồng được coi trọng, họ cảm thấy mình có nghĩa vụ truyền các hiểu biết của mình cho thế hệ trẻ. Điều đó cho họ cảm giác về mục đích sống và phụng sự xã hội", Buettner nói, nhắc tới đảo Kohama, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, một trong bốn vùng xanh mà ông đã khám phá.

Buettner cũng cho biết, khái niệm ikigai không độc nhất ở người vùng Okinawa. "Không có từ cụ thể mô tả, song ở các vùng xanh khác như Sardinia, bán đảo Nicoy, khái niệm tương tự về mục đích sống cũng tồn tại ở người cao tuổi", Buettner nhận xét.

Buettner gợi ý cách thức tìm ra ikigai bằng cách lập ba danh sách gồm giá trị bản thân, sở thích và sở trường. Vùng giao thoa của ba danh sách này chính là ikigai mà con người đang tìm kiếm. giá trị của bạn, điều bạn thích làm và điều bạn giỏi. Vùng bao phủ cả ba danh sách này chính là ikigai của một người. Song hiểu được ikigai của bản thân vẫn chưa đủ. Bạn cần phải hành động.

Ikigai vì xã hội

Trong nền văn hoá coi trọng giá trị tập thể, người lao động Nhật thường lấy động lực từ cảm giác có ích, được cảm ơn, được đồng nghiệp quý mếm, theo Toshimitsu Sowa, Giám đốc điều hành công ty tư vấn nhân sự Inzai Kenkyusho.

Dù vậy, làm việc chăm chỉ không phải là nguyên lý chính của ikigai. Gần 1/4 người lao động Nhật làm việc hơn 80 tiếng làm thêm mỗi tháng với hệ luỵ đáng báo động về 2.000 cái chết do karoshi (chết do làm việc quá sức).

Thay vào đó, ikigai là cảm giác công việc của bản thân tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống cộng đồng. Đây là à đề tài thu hút khá nhiều sự chú ý của các chuyên gia quản trị.

Trong một bài báo khoa học, giáo sư quản trị Adam Grant giải thích động lực của các nhân viên chính là làm công việc giúp thay đổi phúc lợi của người khác và nhìn hay gặp những người chịu ảnh hưởng bởi công việc của mình.

Đa dạng hoá ikigai

Về hưu có thể là khoảng thời gian mang lại cảm giác mất mát và trống trải với những người coi công việc là ikigai. Điều này đặc biệt đúng với vận động viên, đối tượng có sự nghiệp ngắn ngủi hơn các ngành nghề khác.

Nhà vô địch chạy vượt rào Dai Tamesue, về hưu năm 2012, cho biết câu hỏi thường xuyên nhất anh nhận được sau khi kết thúc sự nghiệp vận động viên là "Bạn mong muốn đạt được điều gì bằng việc chơi thể thao?"

"Tôi muốn thay đổi nhận thức của con người", Tamesue đáp. Cựu vận động viên thành lập công ty kinh doanh các lĩnh vực liên quan tới thể thao.

Theo BBC, câu chuyện của Tamesue là minh chứng cho sự linh hoạt của ikigai cũng như cách thức nó được áp dụng trong sống.

ikigai triet ly va bi quyet hanh phuc cua nguoi nhat ban Nhật Bản nở rộ quán ăn và karaoke dành cho người độc thân
ikigai triet ly va bi quyet hanh phuc cua nguoi nhat ban Thế giới bí mật của các nàng Geisha Nhật Bản
chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...