Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2021

Quốc hội Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách kỷ lục trị giá 106.610 nghìn tỷ yen (976 tỷ USD) cho tài khóa 2021.

Ngày 26/3, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách kỷ lục trị giá 106.610 nghìn tỷ yen (976 tỷ USD) cho tài khóa 2021 để tăng cường các biện pháp giảm nhẹ tác động của dịch COVID-19, cũng như tăng chi phí an sinh xã hội và quốc phòng.

Cụ thể, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua ngân sách cho tài khóa 2021 bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Trước đó, Hạ viện đã thông qua bản dự thảo này vào đầu tháng 3. Cả hai viện đều đang nằm dưới sự kiểm soát của liên minh cầm quyền tại Nhật Bản gồm đảng Dân chủ Tự do và đảng Komeito. 

Trong khoản tiền trên, có 5.000 tỷ yen (45,67 tỷ USD) được dùng làm quỹ dự phòng để hỗ trợ hệ thống chăm sóc y tế và kinh tế. Khoản tiền này có thể được chi ra mà không cần Quốc hội phải phê duyệt lần nữa.

Đây là năm thứ chín liên tiếp, Nhật Bản có dự thảo ngân sách kỷ lục và là năm thứ ba liên tiếp ngân sách nước này vượt mức 100.000 tỷ yen (913,38 tỷ USD). Con số này có khả năng tăng lên nếu Thủ tướng Suga Yoshihide quyết định thêm ngân sách bổ sung để tăng cường các biện pháp chống dịch. 

Trong tài khóa 2020, tổng chi tiêu của chính phủ là 175.690 tỷ yen (1.604,7 tỷ USD), cao hơn so với dự thảo ngân sách ban đầu là 102.660 yen (937,67 tỷ USD). Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng ngân sách dự phòng liên quan COVID-19 để hỗ trợ tài chính, giúp các nhà hàng, quán bar có thể tuân thủ yêu cầu đóng cửa sớm để chống dịch, cũng như giúp các bệnh viên có thể tăng giường bệnh phục vụ công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Trong những năm gần đây, phần lớn ngân sách Nhật Bản được dùng để chi trả các dịch vụ an sinh xã hội, bao gồm chăm sóc sức khỏe và trợ cấp hưu trí trong bối cảnh dân số đang ngày càng già hóa. Con số này hiện đã lên tới 35.840 tỷ yen (327,3 tỷ USD), mức cao nhất từ trước đến nay. Chính phủ Nhật Bản dự báo chi phí an sinh xã hội sẽ tăng 350 tỷ yen (3,2 tỷ USD) trong tài khóa tới, sau khi cắt giảm kinh phí cho bảo hiểm y tế quốc gia. 

Trong khi đó, chi phí quốc phòng sẽ lên tới 5.340 tỷ yen (48,77 tỷ USD), mức kỷ lục trong 7 năm liên tiếp do Nhật Bản đang tăng cường năng lực trong lĩnh vực không gian mạng và vũ trụ. Chi phí an ninh quốc gia còn bao gồm 33,5 tỷ yen (310 triệu USD) để phát triển các loại tên lửa.

Để có đủ tiền cho dự thảo ngân sách, số trái phiếu mới do Nhật Bản phát hành sẽ tăng 11.040 tỷ yen (100,8 tỷ USD) so với tài khoá 2020 lên 43.600 tỷ yen (398 tỷ USD), trong khi thu ngân sách từ thuế sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Trước đó, vào cuối tài khóa 2019, nợ công tại Nhật Bản đã vượt 1.100 tỷ yen (10,05 tỷ USD), chiếm hơn 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Giá chung cư Hà Nội từ 2019 đến nay biến động ra sao?
Thống kê của VARS, giá bán trung bình của căn hộ Hà Nội hiện khoảng 60 triệu/m2, tăng 64% so với quý I/2019.