Vải thiều Việt Nam được mở đường sang Nhật, hàng trăm tấn đã sẵn sàng

600 tấn vải thiều đạt tiêu chuẩn tại Bắc Giang đã sẵn sàng xuất sang Nhật Bản. Đây là lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam xuất sang thị trường khó tính này.

Thông tin từ tỉnh Bắc Giang cho biết để chuẩn bị xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Tỉnh đã chọn và đề nghị Nhật Bản chấp thuận 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 hecta, sản lượng ước đạt 600 tấn ở 2 huyện Yên Thế và Lục Ngạn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - ông Dương Văn Thái, khẳng định đến thời điểm này, địa phương đã sẵn sàng đầy đủ các điều kiện để đưa quả vải thiều với chất lượng tốt nhất sang thị trường Nhật Bản.

Hiện có 3 doanh nghiệp về Bắc Giang kí hợp đồng để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.

Lô vải thiều Việt Nam được mở đường sang Nhật, hàng trăm tấn đã sẵn sàng - Ảnh 1.

Lô vải thiều Việt Nam được mở đường sang Nhật, hàng trăm tấn đã sẵn sàng. (Ảnh: TTO).

Lãnh đạo tỉnh cho biết thời gian qua đã chủ động quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng vào Nhật Bản với sự giám sát chặt chẽ. Cục Bảo vệ thực vật cũng cử cán bộ về Bắc Giang hướng dẫn, theo dõi quy trình sản xuất và đánh giá lại toàn bộ công tác chuẩn bị.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa giao Cục Bảo vệ thực vật họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản, bàn hoàn thiện các thủ tục cho xuất khẩu lô vải tươi Việt Nam đầu tiên sang Nhật Bản.

Cuối năm ngoái, phía Nhật Bản chính thức cho nhập quả vải tươi Việt Nam. Dự kiến năm nay lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam sẽ chính thức được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Đầu tháng 5/2020, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được công hàm của MAFF, thông báo không thể cử chuyên gia của Nhật sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lí khử trùng vải tươi xuất khẩu của Việt Nam, do tác động của dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, có thể lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam sang Nhật có thể bị tạm hoãn.

Tuy nhiên, sau đó, Bộ Nông nghiệp cùng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã phối hợp rất chặt chẽ, chuẩn bị mọi điều kiện để đưa quả vải Việt sang nước này.

"Trong kiểm tra, kiểm soát, phía Nhật Bản có thể ủy quyền cho phía Việt Nam cùng với sự giám sát của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam", Thứ trưởng Nông nghiệp Lê Quốc Doanh cho biết.

Ông Doanh kì vọng với sự phối hợp của hai bên, lô vải đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất được sang thị trường Nhật Bản ngay trong năm nay, dù trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn, nhất là vấn đề kiểm tra, kiểm dịch. 

Bắc Giang đã sẵn sàng các phương án tiêu thụ vải thiều năm nay

Bắc Giang là vựa vải lớn bậc nhất nước. Năm 2020, tỉnh có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó, vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh hiện có 15.000 ha (53% tổng diện tích toàn tỉnh), sản lượng ước đạt 110.000 tấn (69% tổng sản lượng). Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn, phục vụ các thị trường cao cấp.

Lãnh đạo Bắc Giang cho biết đã đưa ra và sẵn sàng kích hoạt cả 3 kịch bản cho mùa vải năm nay. Kịch bản 1 là thuận lợi nhất, xuất khẩu sang tất cả các thị trường, kể cả thị trường mới như Nhật Bản. Kịch bản 2 có chút khó khăn, nhưng vẫn sẽ xuất khẩu được. 

Với kịch bản 3, khó khăn nhất, khi không xuất khẩu được vải thiều trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, vải sẽ được tập trung tiêu thụ trong nước với thị trường đầy tiềm năng gần 100 triệu dân. 

Theo đánh giá của tỉnh Bắc Giang, hiện việc xuất khẩu không gặp trở ngại gì. Bộ Nông nghiệp và Công Thương đã đàm phán với phía Trung Quốc tăng giờ thông quan, mỗi ngày có thể xuất khẩu 1.000 xe container nông sản. 

Song song việc xuất đi Trung Quốc, các siêu thị, hệ thống bán lẻ lớn trong nước như Big C, Hapro, Co.opmart... đã kí hợp đồng tiêu thụ với các chủ vườn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tỉnh cũng đã tính phương án tổ chức xuất quân vải thiều đi các tỉnh trong cả nước trong vụ năm nay.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.