Bị Covid-19 tàn phá, kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng nhất lịch sử

Covid-19 đã đẩy Nhật Bản vào cuộc suy thoái hậu chiến tranh trầm trọng nhất trong lịch sử, gây thiệt hại nặng nề cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Bị Covid-19 tàn phá, Nhật Bản rơi vào cuộc suy thoái không hồi kết - Ảnh 1.

Nhật Bản ghi nhận hai quí liên tiếp GDP sụt giảm, GDP quí I/2020 của Nhật Bản giảm 3,4% sau khi tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu của quốc gia này giảm mạnh. (Nguồn: Reuters).

Nhật Bảnđã ghi nhận kinh tế tụt dốc trong hai quí liên tiếp tính đến tháng 3/2020, do đại dịch Covid-19, đợt dịch lớn nhất trong một thế kỉ trở lại đây, đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trộng trên diện rộng tại quốc gia này. Gần đây nhất, Nhật Bản từng "nếm mùi vị" suy thoái là vào nửa cuối năm 2015.

Thách thức chồng chất khiến cho các nhà hoạch định chính sách của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới gấp rút tìm cách khắc phục.

Dữ liệu chính thức vừa công bố ngày hôm nay, 18/5, cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm trong quí I/2020 của Nhật Bản đã sụt giảm 3,4%, sau khi tiêu dùng tư nhân, chi tiêu vốn và xuất khẩu giảm. Con số này thấp hơn mức dự báo trung bình trên thị trường là 4,6% cho quí đầu năm 2020.

Trước đó, quốc gia này cũng trải qua mức GDP danh nghĩa sụt giảm 5,8% trong quí IV/2019 so với cùng kì năm 2018, cao hơn con số 4,9% được ước tính trước đó.

Yuichi Kodama - Nhà kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Meiji Yasuda, cho biết: "Việc nền kinh tế sẽ suy giảm sâu hơn trong quí này là điều gần như chắc chắn".

"Nhật Bản đã bước vào một cuộc suy thoái toàn diện", ông Kodama nói.

Đại dịch Covid-19, xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, tàn phá nặng nề nền kinh tế toàn cầu sau khi hàng loạt các quốc gia buộc phải phong tỏa để hạn chế chủng virus chết người lan rộng.

Không nằm ngoài "cơn lốc" mang tên Covid-19, các chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp ở những quốc gia phụ thuộc vào thương mại như Nhật Bản, đã bị gián đoạn trên qui mô lớn.

Tiêu dùng tư nhân vốn chiếm hơn 50% qui mô nền kinh tế Nhật Bản, với giá trị 5 nghìn tỉ USD, đã giảm 0,7%. Tuy nhiên, mức giảm này tương đối thấp so với mức 1,6% mà các nhà kinh tế dự kiến trước đó.

Nhưng con số này đánh dấu sự sụt giảm trong quí thứ hai liên tiếp kể từ tháng 9/2019, do các hộ gia đình Nhật Bản hứng chịu sự tấn công "kép" từ đại dịch Covid-19 sau quyết định tăng thuế thương vụ từ 8% lên 10% vào tháng 10 năm ngoái.

Bị Covid-19 tàn phá, Nhật Bản rơi vào cuộc suy thoái không hồi kết - Ảnh 2.

Chưa kịp hồi phục từ sự sụt giảm cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đánh tan hi vọng "làm lại" của Nhật Bản, với cuộc suy thoái hiện "vẫn chưa đến thời điểm tồi tệ nhất". (Nguồn: Reuters).

Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi Covid-19, tụt dốc 6% chỉ trong quí I/2020. Đây là sự sụt giảm trầm trọng nhất của giá trị xuất khẩu trong khoảng 4 năm trở lại đây, sau khi hàng hoạt các lô hàng vận chuyển đến Mỹ bị ứ đọng từ tháng 3.

Bức tranh ảm đạm này đã gây sức ép lên thị trường lao động, tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản trong tháng 3 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm, số việc làm trong nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.

Suy thoái kinh tế Nhật Bản chưa có hồi kết

Kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ còn trở nên tồi tệ hơn trong quí II/2020, sau ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 gia tăng của Thủ tướng Shinzo Abe vào tháng trước.

Vào thứ Năm tuần trước, tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ những đô thị lớn đông dân cư như Tokyo.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters, các nhà phân tích dự đoán nền kinh tế Nhật Bản sẽ thu hẹp 22% (tính theo năm) trong quí II/2020.

Đây sẽ là mức giảm lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đồng thời đại dịch Covid-19 cũng sẽ là cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Trong tháng 4, chính phủ Nhật Bản đã công bố gói kích thích kinh tế cao nhất trong lịch sử trị giá 1,1 nghìn tỉ USD, theo sau là tuyên bố gói kích thích mở rộng tháng thứ 2 liên tiếp của Ngân hàng Nhật Bản.

Thủ tướng Abe cũng đã cam kết khoản ngân sách bổ sung lần hai vào cuối tháng 5, tài trợ cho các biện pháp chi tiêu mới để bù đắp những thiệt hại về kinh tế mà đợt bùng phát Covid-19 mang lại.

Các nhà sản xuất lớn xuất khẩu lớn của Nhật Bản cũng đang rơi vào tình trạng chật vật, do sự càn quét của dịch bệnh.

Tập đoàn Toyota Motor vào thứ Sáu tuần trước, đã tuyên bố sẽ giảm sản lượng sản xuất xe hơi tại Nhật Bản xuống 122.000 chiếc trong tháng 6. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt trong nhu cầu tiêu thụ xe do đại dịch Covid-19, buộc nhà sản xuất ô tô này phải tiếp tục cắt giảm hoạt động.

Tập đoàn Toyota dự kiến lợi nhuận hoạt động cả năm 2020 sẽ giảm 80%.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.