Indonesia lên kế hoạch 'cứu' Jakarta

Chính phủ Indonesia thông báo chi 40 tỉ USD để giải quyết vấn đề hạ tầng và giao thông tại Jakarta dù sẽ chuyển thủ đô tới nơi khác.

"Jakarta là trung tâm của tất cả ở Indonesia. Chúng tôi chỉ di dời trung tâm hành chính, các trung tâm tài chính, kinh doanh và thương mại vẫn ở lại Jakarta", Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro hôm nay thông báo, đề cập kế hoạch di dời thủ đô hành chính tới tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.

Indonesia lên kế hoạch 'cứu' Jakarta - Ảnh 1.

Một góc thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: Sky.

"Jakarta là trung tâm của tất cả ở Indonesia. Chúng tôi chỉ di dời trung tâm hành chính, các trung tâm tài chính, kinh doanh và thương mại vẫn ở lại Jakarta", Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro hôm nay thông báo, đề cập kế hoạch di dời thủ đô hành chính tới tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo.

Jakarta là một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới với hơn 10 triệu người, cùng khoảng 30 triệu dân sống ở các đô thị xung quanh. Indonesia sẽ chi 571 nghìn tỉ rupiah (40,18 tỉ USD) để tái tạo bộ mặt cho thành phố này trong 10 năm tới, số tiền còn cao hơn cả chi phí dự kiến 33 tỉ USD để xây dựng thủ đô mới trên đảo Boneo.

Theo ông Brodjonegoro, quyết định di dời được đưa ra vì chính phủ biết rằng Jakarta phải giảm mật độ dân số. Chính phủ dự kiến bắt đầu chuyển đến thủ đô mới vào năm 2024. "Người dân cho rằng Jakarta vẫn rất tốt, nhưng thành phố thực tế hoàn toàn không ổn chút nào", ông nói, đề cập đến những hạn chế về nước thải và ô nhiễm không khí.

Chỉ 60% thành phố có đường ống dẫn nước, buộc hàng triệu người dân và doanh nghiệp phải đào giếng để khai thác nước ngầm, đe dọa đến môi trường. Việc khai thác nước ngầm quá mức khiến Jakarta dễ bị lũ lụt và sụt lún. Mực nước biển dâng cao làm trầm trọng thêm tình trạng này với một số khu vực đã chìm tới 28 cm mỗi năm, khiến Jakarta trở thành thành phố chìm nhanh nhất thế giới.

Một phần của dự án tái tạo Jakarta là mở rộng đường ống dẫn nước để toàn bộ người dân thành phố không còn phụ thuộc vào nước ngầm. Chính phủ cũng sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới.

Phần lớn chi phí cải tạo tập trung vào việc xây dựng các tuyến giao thông công cộng, bởi Jakarta là một trong những nơi chịu tình trạng tắc nghẽn giao thông trầm trọng nhất thế giới.

Ngoài tình trạng tắc nghẽn giao thông, khí thải công nghiệp và các nhà máy điện than cũng khiến Jakarta trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Heri Andreas, một nhà trắc địa học nghiên cứu về sụt lún cho Viện Công nghệ Bandung của Indonesia, cho biết Jakarta có thể được cứu nếu mọi người ngừng khai thác nước ngầm.

"Nếu 100% người Jakarta ngừng sử dụng nước ngầm, chúng ta có thể xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và mặt đất sẽ không còn sụt lún. Tuy nhiên, với tốc độ chìm hiện tại, 95% Jakarta sẽ chìm dưới nước vào năm 2050", Andreas cho hay.


chọn
Lãnh đạo ngành địa ốc nói gì về ba luật mới?
Các doanh nghiệp địa ốc bước vào mùa ĐHĐCĐ năm 2024 trong bối cảnh ba luật lớn về bất động sản vừa được thông qua. Cùng điểm lại những góc nhìn của lãnh đạo Vinhomes, Đạt Phương, Lideco... xoay quanh sự tác động của các luật này.