Triễn lãm lần này được xem là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau; giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài.
Tại triển lãm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh công nghiệp hóa và phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến chế tạo là trọng tâm chiến lược của Việt Nam.
“Triển lãm là cơ hội để tiếp tục tục quảng bá, giới thiệu ngành công nghiệp công nghiệp Việt Nam đối với ban bè quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp các doanh nghiệp trong nước kết nối với các doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư thế giới tiếp tục tạo nên những chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Trong ba ngày diễn ra triển lãm, các doanh nghiệp tham dự sẽ giới thiệu các sản phẩm chủ đạo, với những công nghệ mới nhất ra thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất sản trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Ô tô như công ty Tinh Hà, Ema, Kokwang, Kim Sen, Delta, Kyoyo, Bắc Việt, Toko, Công nghiệp Việt, Phương Trang,.. có tổng qui mô tham dự hơn 100 gian hàng.
Lĩnh vực Điện tử, công nghệ cao với sự tham gia của Sam Sung, M3 – Viettel, ABB, Biển Đông, Meeco, Asti, Graphtech, 3D Solution,…có tổng qui mô tham dự gần 80 gian hàng.
Lĩnh vực dệt may, da giày, cao su và các lĩnh vực liên quan với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp với gần 50 gian hàng tại Triển lãm.
Theo Qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, 25% giá trị sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ chiếm 30% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến chế tạo.
Ngoài ra theo nội dung qui hoạch, trong tương lai sẽ hình thành các cụm nhóm sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh của Việt Nam, gắn với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế...
Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng và cơ hội để trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thế giới.
Bộ Công Thương cho biết thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp FDI quan tâm, tìm kiếm đối tác sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn cung nhập khẩu đang ngày một gia tăng.
"Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 23 về chính sách công nghiệp quốc gia, phát triển công nghiệp trong những giai đoạn mới tiếp tục là nền tảng quan trọng để Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tình hình mới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.