Chiếc khăn của Khaisilk có cả hai mác "Made in China" và "Made in Vietnam" |
Liên quan đến những thông tin về việc trên một chiếc khăn của Khaisilk có gắn 2 mác "Made in China" và "Made in Vietnam", trao đổi với chúng tôi, Luật sư Cao Bá Trung (Công ty Luật TNHH CABAS) cho hay:
"Về mặt pháp lý, mỗi hàng hóa chỉ xuất xứ từ một nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó (Khoản 1, Điều 3, NĐ 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xuất xứ hàng hóa).
Đối với các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho, sàng lọc, lựa chọn, phân loại sản phẩm, đóng gói bao bì, dán nhãn hiệu… thì không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
Đối với khăn là sản phẩm đơn giản, không có nhiều công đoạn như các hàng hóa khác nên có thể chỉ sản xuất ở một nước hoặc vùng lãnh thổ nhất định nào đó (Việt Nam hoặc Trung Quốc) chứ rất khó có thể là do 2 quốc gia cùng sản xuất".
LS Cao Bá Trung |
"Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật cạnh tranh thì hành vi gắn 2 xuất xứ hàng hóa cho cùng một sản phẩm có thể là hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” do “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” về xuất xứ hàng hóa", ông Trung đánh giá.
Liên quan đến sự việc này, ông Hoàng Khải cũng đã thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.
Trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, LS Lê Văn Thiệp (Văn phòng Luật sư Toàn Cầu) khẳng định theo quy định của pháp luật, việc ghi sai xuất xứ hàng hóa như trường hợp này của Khaisilk là trái pháp luật.
LS Lê Văn Thiệp |
Ông Thiệp cho hay: "Nếu là hàng sản xuất tại Trung quốc thì phải có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ở bên cạnh nhã sản phẩm từ nước sản xuất. Đối với hàng hóa sản xuất theo nhượng quyền hoặc sản xuất theo công nghệ của quốc gia khác thì phải ghi rõ trong nhãn hiệu trên hàng hóa".
Vị luật sư này cũng dẫn quy định tại Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá để khẳng định: "Như vậy đơn vị sản xuất Khaisilk đã lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa và theo quy định phải xử lý".
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006: Điều 10. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá. 1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. 2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn. Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này. 3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. |
Khăn có mác 'Made in China': Ông chủ Khaisilk 'sẽ trả lời với báo' còn fanpage Khaisilk bất ngờ mở lại sau nhiều giờ đóng
Sau lùm xùm thông tin khăn có mác "Made in China" và "Made in Vietnam", tối nay, 25/10, ông chủ Khaisilk đăng thông tin trên ... |
Kinh doanh 11:54 | 14/12/2017
Kinh doanh 10:31 | 12/12/2017
Thời sự 05:22 | 12/12/2017
Kinh doanh 07:15 | 21/11/2017
Pháp luật 15:40 | 02/11/2017
Kinh doanh 02:18 | 02/11/2017
Pháp luật 09:54 | 31/10/2017
Kinh doanh 08:03 | 30/10/2017