Bồi thường như thế nào?
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế - Giám đốc sáng lập trường Doanh nhân BizLight cho biết, đã là người tiêu dùng thông minh thì không nên quá tập trung vào thương hiệu để chọn mua sản phẩm. Vụ việc của Khaisilk là một ví dụ điển hình.
![]() |
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế tại TP HCM. |
Người tiêu dùng nên chú ý vào giá cả, chất lượng của sản phẩm hơn. Nếu cùng chất lượng nhưng giá cả nơi nào rẻ hơn thì chọn mua.
Trong câu chuyện của Khaisilk, một chiếc khăn của đơn vị này bán đến hơn 600.000 đồng, trong khi đó, một chiếc khăn tương tự được bán trên thị trường với giá chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng.
Theo ông Tín, Tập đoàn Khaisilk cần nói rõ về cách thức xin lỗi đến người tiêu dùng. Nói rõ về việc đền bù thiệt hại cho những người mua phải khăn lụa Trung Quốc nhưng vẫn nghĩ là hàng Việt.
Cụ thể, người dân mua một cái khăn lụa “nhập nhằng” xuất xứ của Khaisilk sẽ được đền bù lại bao nhiêu phần trăm số tiền đã bỏ ra trước đó.
Ngoài việc đền bù vật chất thì người tiêu dùng còn có thể đòi bồi thường về tổn thất uy tín, tinh thần nếu chứng minh được thiệt hại, bởi theo luật thì việc bồi thường có cả bồi thường trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng.
Ông Tín cũng nhận định, sự việc của Khaisilk có thể không chỉ dừng lại ở trách nhiệm dân sự. Khi Bộ Công thương đã vào cuộc thì lực lượng chức năng có thể tìm ra những chứng cứ về gian lận thương mại, nếu có dấu hiệu sai phạm sẽ chuyển cho cơ quan điều tra làm rõ.
![]() |
Khăn lụa Khaisilk bị tố cắt mác "Made in China" rồi may mác "Khaisilk Made in Vietnam". |
Cũng liên quan đến vụ việc này, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín đặt ra vấn đề tại sao vụ việc đã kéo dài gần 30 năm mà giờ mới bị phát hiện.
Theo tiến sĩ Bùi Quang Tín, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước đang làm nhiệm vụ giám sát thị trường và hoạt động của doanh nghiệp như quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế...thế nhưng vẫn không có cơ quan nào phát hiện ra sự việc của Khaisilk. Trong khi đó, sự việc này đã kéo dài gần 30 năm nay.
"Có thể nói, các cơ quan quản lý Nhà nước không thể không liên quan đến sự việc của Khaisilk. Ngoài trách nhiệm của Khaisilk thì còn có cả trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước", ông Tín nói.
Có dấu hiệu của hành vi buôn bán hàng giả Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn luật sư TP HCM, Điều 15 Nghị định 43/2017 về xuất xứ hàng hóa nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.” Như vậy, nếu như doanh nghiệp của ông Khải Silk nhập hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để bán thì có trách nhiệm ghi rõ xuất xứ hàng hóa. Còn nếu đúng là doanh nghiệp này có hành vi nhập hàng hóa có nguồn gốc là Trung Quốc về Việt Nam, sau đó cắt mác, dán “Made in Vietnam” dưới thương hiệu lụa Khaisilk thì ở đây có dấu hiệu của hành vi buôn bán hàng giả. |
Kinh doanh 11:54 | 14/12/2017
Kinh doanh 10:31 | 12/12/2017
Thời sự 05:22 | 12/12/2017
Kinh doanh 07:15 | 21/11/2017
Pháp luật 15:40 | 02/11/2017
Kinh doanh 02:18 | 02/11/2017
Pháp luật 09:54 | 31/10/2017
Kinh doanh 08:03 | 30/10/2017