Khang Điền giải thể một công ty con làm BĐS

HĐQT Khang Điền vừa thông qua việc giải thể BĐS Nam Thông, là doanh nghiệp trực thuộc BĐS Saphire (công ty con của Khang Điền). BĐS Saphire là chủ đầu tư dự án Safira, đã hoàn thành và bàn giao vào năm 2021 của Khang Điền.

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH) vừa thông qua việc công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Saphire đồng ý giải thể Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Nam Thông.

BĐS Saphire là đơn vị do Khang Điền năm 99,9% vốn điều lệ và là đơn vị năm 99,9% vốn điều lệ của BĐS Nam Thông. Do đó, tại báo cáo tài chính quý II/2022, BĐS Nam Thông được ghi nhận là công ty con gián tiếp của Khang Điền, với tỷ lệ sở hữu là 99,8% và tỷ lệ biểu quyết là 99,9% và được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính Khang Điền.

BĐS Nam Thông được thành lập vào tháng 9/2020 với ngành nghề kinh doanh bất động sản, trụ sở đặt tại TP HCM. Tính tới thời điểm cuối năm 2021, vốn điều lệ thực góp của Khang Điền vào đơn vị này là 100 tỷ đồng. 

Nói thêm công ty mẹ trực tiếp của BĐS Nam Thông, BĐS Saphire là chủ đầu tư dự án Safira tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM của Khang Điền. Đây là dự án khu chung cư với diện tích 2,7 ha, gồm 1.570 căn hộ, 23 căn thương mại dịch vụ và đã hoàn thành, bàn giao vào năm 2021. 

Dự án Safira tại TP Thủ Đức, TP HCM của Khang Điền. (Ảnh tư liệu: Hiền Minh).  

Sau khi giải thể BĐS Nam Thông, số lượng công ty con còn lại của Khang Điền là 28 đơn vị, gồm có 13 công ty con sở hữu trực tiếp và 15 công ty con sở hữu gián tiếp. 

Trong đó, hai doanh nghiệp mới là CTCP Đầu tư Bất động sản Phước Nguyên và Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Nhà Đoàn Nguyên (công ty con của BĐS Phước Nguyên) vừa được thêm vào nhóm, sau khi Khang Điền hoàn tất thương vụ M&A BĐS Phước Nguyên trong quý I đầu năm nay.

Thương vụ này cũng giúp Khang Điền ghi nhân 308 tỷ đồng lãi từ giao dịch mua rẻ, nhờ đó kéo lãi sau thuế lũy kế nửa đầu năm của công ty tăng 32% so với cùng kỳ lên 625 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần giảm 55%. 

Mặt khác, sau thương vụ này, Khang Điền cũng ghi nhận thêm tồn kho tại dự án Khu nhà ở Đoàn Nguyên (do Nhà Đoàn Nguyên làm chủ đầu tư), qua đó kéo lượng tồn kho của công ty tại thời điểm cuối quý II tăng 57% so với đầu năm lên 12.113 tỷ đồng, tương đương chiếm 63% tổng tài sản. 

Việc tăng tồn kho cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của Khang Điền âm 2.008 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 843 tỷ đồng. 

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.