Ấn Độ soạn luật cấm tổ chức đám cưới xa hoa |
Aajibaichi Shaala ở làng Fangane, cách thành phố Mumbai 120 km về phía đông, là một ngôi trường đặc biệt tại Ấn Độ. Học viên của ngôi trường là những phụ nữ lớn tuổi. Người ta còn gọi đây là “trường của các bà nội”. |
Như nhiều phụ nữ lớn tuổi khác, bà Kamal Keshavtupange, 60 tuổi, tới trường Aajibaichi Shaala để làm quen với con chữ. “Tôi thích đi học lắm. Đầu gối không được khỏe, nên tôi không thể ngồi sưới sàn lâu được. Đó là vấn đề duy nhất, nhưng ngày nào tôi cũng đi học”, bà Kamal chia sẻ với phóng viên của Reuters trong lúc đang giặt đồ ngoài sân nhà. |
Ngôi trường đặc biệt này chỉ có một phòng học, được dựng tạm bằng tre và có mái rơm. Một trong những nội quy của trường là học viên phải từ 60 tuổi trở lên. Đồng phục của trường là bộ sari truyền thống Ấn Độ màu hồng. Học viên tới lớp vào mỗi buổi chiều sau khi hoàn tất công việc nhà. Trường mở cửa 6 ngày/tuần. |
“Tôi làm xong việc nhà rồi đi học. Thật tốt vì có ngôi trường này trong làng”, bà Drupada Pandurangkedar, 70 tuổi, nói. Cháu nội bà năm nay8 tuổi và đang học tại một trường tiểu học công trong làng Fangane. |
Những người phụ nữ bắt đầu buổi học bằng cách cầu nguyện rồi sau đó học chữ cái. Họ tập viết trên những tấm bảng nhỏ. Dụng cụ hỗ trợ việc học trong trường là bảng chữ cái được sơn thật to trên những viên gạch, nhằm giúp học viên mắt kém có thể đọc được dễ dàng. Nhiều học cụ khác do chính học viên tự làm. |
Cô Sheetal Prakash More, 30 tuổi, giáo viên của trường, hy vọng phụ nữ ở những làng khác cũng được học như vậy. “Giáo viên khác dạy trẻ con. Còn tôi có cơ hội dạy những người lớn tuổi. Đây là một cơ hội tuyệt vời và tôi thấy rất hạnh phúc vì được dạy họ”, cô giáo Sheetal tâm sự. |
Bà Vanlta Dhau, 65 tuổi, là thành viên của trường Aajibaichi Shaala. Bà đang làm việc nhà và tranh thủ học chữ vào mỗi chiều tối. |
Theo số liệu chính thức từ chính phủ Ấn Độ, tỷ lệ nam giới ở các vùng nông thôn biết chữ là 79%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 59%. Chuyên gia và nhà nghiên cứu giáo dục, tư tưởng trọng nam khinh nữ và tình trạng tảo hôn là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ ít biết chữ hơn nam giới ở Ấn Độ. |