Khi trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất cần phải làm gì?

Khi trẻ uống nhầm phải thuốc hay hóa chất thì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là những cách xử lý trong trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất để tránh những hậu quả đáng tiếc.
 
khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi

Nam sinh lớp 10 'biến mất' dạ dày sau khi uống nhầm hóa chất

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi Một số loại thực phẩm Tết chứa hóa chất độc hại đễ gây ngộ độc

Những năm gần đây, số trẻ phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa, chất ăn mòn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ uống nhầm hóa chất là do sự bất cẩn của người lớn. Việc phát hiện, sơ cứu đúng cách, kịp thời cho trẻ khi bị ngộ độc hóa chất để tránh những hậu quả đáng tiếc là rất quan trọng.

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi
Sự giống nhau của bao bì khiến trẻ dễ uống nhầm hóa chất. (Ảnh: Gia đình)

Mới đây, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp nhận bệnh nhi V.G.B (17 tháng tuổi, ngụ tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai) được chuyển đến trong tình trạng suy hô hấp, tím tái phải giúp thở qua ống nội khí quản, thở máy, mạch nhanh trên 200 lần/phút. Kết quả thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh nhi bị tổn thương các cơ quan gan thận, xuất huyết phổi, hôn mê.

Trước lúc nhập viện, bệnh nhi chơi với người em họ ở sân nhà. Hai anh em thấy chai nước giải khát bên gốc cây, cậu bé mở nắp, ngửa cổ uống. Ngay lập tức cháu ho sặc sụa, nôn ói. Nghe tiếng ho, ông nội của bé từ trong nhà chạy ra thì tá hỏa khi ngửi thấy mùi xăng nồng nặc từ miệng cậu bé. Ngay lập tức cháu được người dân đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu sau đó chuyển lên bệnh viện TP.HCM

Sau gần 1 tuần lọc máu, chăm sóc tích cực, điều trị kháng sinh thích hợp, cho bé thở máy, nuôi ăn qua tĩnh mạch, ...phổi cháu V.G.B sáng dần. Sang tuần tiếp theo, các chỉ số huyết áp, khí máu và nội môi của bệnh nhi trở lại bình thường, cho phép ngưng lọc máu, những ngày tiếp theo, cháu tiếp tục được cai máy thở. Ngày 29/3, em được chuyển về khoa Tim Mạch để theo dõi vài ngày và sẽ được xuất viện.

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi
Em V.G.B khi nhập viện nguy kịch phải chạy máy Ecmo suốt 10 ngày. Cha mẹ bé vui sướng vô hạn khi thấy con mình đã qua nguy kịch, được các bác sĩ và cộng đồng chung tay cứu sống. Y bác sĩ BV Nhi Đồng thành phố cũng rất vui mừng khi cứu sống được em V.G.B. (Ảnh: CAND)

Trước đó, ngày 23/3, bệnh viện cũng phẫu thuật thành công tạo hình dạ dày cho em Đ.K.L, 16 tuổi, ngụ Bạc Liêu bị hỏng toàn bộ dạ dày do uống nhầm hóa chất (chất xúc tác làm composit chuyên dùng cho tàu, thuyền), có tính oxy hóa cực mạnh, chưa từng được ghi nhận trong y văn.

Theo thống kê của bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Trung bình 1 tháng, bệnh viện tiếp nhận hơn 20 ca bệnh nhi uống nhầm hóa chất, xăng dầu và các chất độc hại khác nhau.

Điều đáng lo ngại đó là trẻ con thường rất vô tư, nuốt rất nhanh khi ăn uống. Đó là lý do, nhiều trẻ uống một lúc mới biết là uống nhầm hóa chất và dừng lại.

Đa phần, khi uống phải hóa chất, trẻ thường có biểu hiện như: đau họng, đau miệng, đau bụng; môi lưỡi phồng rộp, khó thở; cánh mũi phập phồng, co hõm ức; nặng hơn là cơ thể tím tái, mạch đập nhanh… Trên thực tế, do sơ cứu không đúng cách cũng như không kịp thời mà nhiều trẻ đã phải gánh chịu những tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong.

Các bậc phụ huynh khi xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần tìm hiểu xem người bệnh đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu.

Chia sẻ trên VTV, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo, với mỗi loại hóa chất uống nhầm nên có những cách xử lý khác nhau:

  • Uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa

Tuyệt đối không được gây nôn. Nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Trước khi đưa tới bệnh viện có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.

  • Uống nhầm thuốc diệt cỏ

Đối với trường hợp này lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu nạn nhân thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi
(Ảnh: О Крохе)
  • Uống nhầm thuốc

Khi biết con bị ngộ độc thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm. Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.

Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác.

Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần:

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi
Không nên để các loại hóa chất, thuốc ở tầm với của trẻ. (Ảnh: Thenews)

- Để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được.

- Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như như Lavie, trà C2… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra.

- Nên tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất.

- Các chai, lọ đựng hóa chất nên dán chú thích rõ ràng, đặt xa tầm tay trẻ em.

- Không để chung thuốc uống với những thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.

- Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất.

khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi Nam sinh lớp 10 'biến mất' dạ dày sau khi uống nhầm hóa chất
khi tre uong nham thuoc hoa chat can phai lam gi Nguy cơ ung thư do thường xuyên hít hóa chất dùng trong nghề nail
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.