Khoa học tìm ra nguyên nhân khiến nhiều người 'nói lắp'

Nói lắp là một triệu chứng suy yếu phát âm, không thể nói trôi chảy, người nói thường lặp đi lặp lại một âm tiết hay âm thanh của một từ một cách gượng ép. 
khoa hoc tim ra nguyen nhan khien nhieu nguoi noi lap Tật nói lắp ở trẻ và cách khắc phục
khoa hoc tim ra nguyen nhan khien nhieu nguoi noi lap Nguyên nhân nào khiến cảm cúm thường xuất hiện vào mùa đông
khoa hoc tim ra nguyen nhan khien nhieu nguoi noi lap Những thói quen xấu gây đau lưng mà bạn không ngờ tới

Chúng ta đều biết chứng nói lắp có liên quan tới việc não bộ hoạt động không cân bằng, nhưng nguyên nhân sâu xa của cơ chế sinh ra nói lắp vẫn chưa được tìm ra. Giờ đây, các nhà khoa học đang đưa ra một lời giải thích về vai trò của não bộ trong việc gây ra nói lắp.

Nói lắp là một triệu chứng suy yếu phát âm, không thể nói trôi chảy, người nói thường lặp đi lặp lại một âm tiết hay âm thanh của một từ một cách gượng ép. Nói lắp thường hình thành trong thời thơ ấu, và khoảng 5% số trẻ em mắc phải chứng này.

Nói lắp thường sẽ hết khi đạt tới tuổi trưởng thành, nhưng chúng vẫn tiếp tục kéo dài ở khoảng 1% dân số tuổi trưởng thành và có thể dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Bằng cách so sánh não bộ của những người trưởng thành bị nói lắp và người bình thường bằng máy quét cộng hưởng từ, các nhà khoa học đã quan sát thấy khu vực não bộ phụ trách giao tiếp của những người nói lắp không được cân xứng.

Nhưng tới nay, cơ chế não bộ ảnh hưởng lên nói lắp vẫn là điều bí ẩn. Hiện tại, các nhà khoa học tại Học viện nghiên cứu Nhận thức con người và Khoa học Não bộ Max Planck ở Lelpzig và trường đại học Y trung tâm Gottingen (Đức), đã phát hiện ra những bí ẩn mới trong não bộ của người bị nói lắp.

“Một phần các nếp nhăn phía phải dưới đằng trước não trở nên năng động hơn khi chúng ta dừng các hoạt động như cử động tay hay nói.” Tác giả bài nghiên cứu, Nicole Neef thuộc Viện Max Planck giải thích. “Nếu vùng này tăng động, nó sẽ cản trở các vùng não bộ khác tham gia vào việc xúc tiến và hủy bỏ hoạt động. Ở những người bị nói lắp, vùng não bộ phụ trách các cử động nói bị ảnh hưởng nhiều.”

Nghiên cứu hiện tại sử dụng máy quét cộng hưởng từ để tìm ra cơ chế chi tiết liên quan tới sự tăng động của bán cầu phải não bộ tại những người trưởng thành bị nói lắp. Và nghiên cứu này đã được công bố gần đây trên tạp chí Thần kinh học Não bộ.

khoa hoc tim ra nguyen nhan khien nhieu nguoi noi lap
Nói lắp là hiện tượng phổ biến ở nhiều người bao gồm cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. (Ảnh: MNT)

Dấu hiệu tinh chỉnh tác động lên nói lắp

Neef và cộng sự đã làm việc với 31 người trưởng thành (15 nữ và 16 nam), tuổi trung bình từ 36 trở lên, bị nói lắp từ nhỏ và 34 tình nguyện viên khác (17 nam và 17 nữ), tuổi trung bình là 35,5, đều không bị nói lắp.

Tất cả đều không bị rối loạn chức năng thần kinh, và họ không hề sử dụng chất gây nghiện. Những người bị nói lắp được ghép với nhau sao cho phù hợp nhất về độ tuổi, giới tính, học thức và tay thuận (thuận tay trái hay tay phải) để kiểm soát.

Các nhà khoa học cho rằng việc giao tiếp kém này có thể liên quan tới việc suy yếu tín hiệu từ thùy não dưới phía trước (vùng não bộ phụ trách lập trình các cử động nói năng), và vỏ não động cơ trái (chịu trách nhiệm kiểm soát những cử động này). “Nếu cả 2 quá trình đều bị ức chế một cách riêng rẽ, thì người bị ảnh hưởng sẽ không thể nói trôi chảy”. Theo lời Neef

Để kiểm định lại giải thiết này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện quét cộng hưởng từ trên tất cả ứng viên tham gia, so sánh kết quả của những người bị nói lắp và những người lấy từ nhóm kiểm soát phía trên.

Họ yêu cầu đối tượng tự chụp ảnh và phát âm ra tên tháng, để hoạt động của phần não bộ phụ trách nói năng có thể được kiểm định mà không ảnh hưởng tới đánh giá cộng hưởng từ.

Neef và cộng sự tập trung tìm kiếm các sợi xơ đường bị biến đổi (cụm sợi trục – một sợi xơ dài trong tế bào não cho phép các nơ-ron liên kết và truyền thông tin) trong khu vực não phụ trách nói năng tại bán cầu não phải.

Họ phát hiện ra não bộ những người bị nói lắp, có một đường trật trán mặt trước (một đường dẫn truyền thần kinh thực hiện nhiệm vụ nói trôi chảy) gửi nhiều tín hiệu hơn bình thường so với người không bị nói lắp, vì vậy gây ra nhiều cử động tại điểm đến của tín hiệu.

“Đường trật trán mặt trước càng mạnh” Theo Neef giải thích “thì nói lắp càng nặng. Từ những nghiên cứu trước đây, chúng ta đều biết sợi dẫn truyền thần kinh này đóng 1 vai trò quan trọng trong việc tinh chỉnh tín hiệu để ngăn chặn hành động”.

“Sự tăng động trong mạng lưới tín hiệu và liên kết mạnh mẽ hơn giữa chúng có thể gợi ý cho chúng ta rằng một nguyên nhân gây ra nói lắp nằm tại các tế bào thần kinh ngăn chặn cử động nói”.

Phát hiện này đã đem lại một cái nhìn sâu hơn và cơ chế não bộ vận hành ảnh hưởng tới chứng nói lắp, tập trung vào vai trò của bán cầu não phải trong việc hạn chế quá mức dòng tín hiệu tự nhiên điều khiển cử động nói.

khoa hoc tim ra nguyen nhan khien nhieu nguoi noi lap Nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh răng miệng
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.