Không bắt quỳ, giáo viên phạt thế nào khi học sinh mắc lỗi?

Từ câu chuyện một giáo viên tiểu học quỳ gối xin lỗi phụ huynh vì phạt học sinh, nhiều giáo viên đã chia sẻ những 'độc chiêu' phạt khi các em phạm lỗi để đồng nghiệp tham khảo.
khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi Tường trình của cô giáo phải quỳ xin lỗi phụ huynh: 'Tôi đã quỳ trong thời gian 40 phút'
khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi Từ vụ cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh: 'Đừng để nghề dạy học chỉ còn là cắn răng để kiếm tiền'
khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi Vụ cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh: 'Bắt giáo viên quỳ là sự trả đũa thiếu văn hóa'
khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi Vụ cô giáo bị bắt quỳ xin lỗi phụ huynh: Bộ trưởng Giáo dục chỉ đạo xử lý nghiêm người làm nhục giáo viên

Liên quan đến câu chuyện một giáo viên ở Long An phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh vì xử phạt học sinh, nhiều giáo viên đã bày tỏ sự chia sẻ với cô giáo trẻ này. Đồng thời, nhiều thầy cô giáo cũng đưa ra những lời khuyên, phương thức hay "độc chiêu" nhằm giáo dục những em học sinh phạm lỗi trong giờ học để không tái phạm.

khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi
Trẻ tiểu học thường rất hiếu động nên việc phạm lỗi - xử lỗi đối với các em là điều không quá xa lạ. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Chỉ ra cho học sinh biết việc gì 'nên - không nên'

Theo cô giáo C.T.H - Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội cho biết: Trong cách giáo dục mới hiện nay hướng tới trường học thán thiện học sinh tích cực, mỗi ngày đến trường là một ngày vui nên việc đánh mắng học trò là không được phép. Tuy nhiên, nếu không nhắc nhở và phạt (khi cần thiết) thì học sinh không tiến bộ được, nhất là các em tiểu học sẽ rất khó vào nếp.

"Nhưng việc xử phạt của cô giáo ở Long An là không nên vì sẽ không có tính chất răn đe và học sinh cũng sẽ không sợ. Chính vì vậy, tôi vẫn nhắc nhở các thầy cô là cần giáo dục học sinh, phân tích để các con hiểu đúng và chưa đúng, nên và không nên, nếu không được thì vẫn phải phạt.

Nhưng không phạt với riêng em đấy mà trong cả lớp, phân tích để hiểu 'tội' này sẽ bị 'xử lý' ra sao, học sinh sẽ tự nhận, nếu bị xử lý con sẽ cảm thấy thế nào. Giáo viên sẽ là người đưa ra mức phạt quy định nhưng các em biết hối lỗi thì chỉ phạt tượng trưng.

Và cách làm này, đối với học sinh trường chúng tôi khá hiệu quả vì các em biết được việc gì nên làm - không nên làm và phải theo nội quy. Còn riêng việc phạt học sinh quỳ gối, hay để hai tay đưa lên đầu là hình thức tôi cho là không phù hợp và không đồng tình với cách làm này", cô H. chia sẻ thêm.

Phạt vẫn phạt, cần thiết thì gặp phụ huynh

khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi
Th.sĩ Vũ Hoàng Sơn và các em học sinh quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: NVCC.

Th.sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa (Bình Thạnh, TP HCM) cho rằng, học sinh tiểu học bản tính vốn rất hiếu động, mau nhớ nhưng cũng chóng quên. Dù giáo viên có nhắc nhở đó nhưng chỉ vài phút sau lại tái phạm. Trường hợp tái phạm nhiều lần, giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh để có hướng xử lý phù hợp.

"Các em học sinh tiểu học thường mắc các lỗi như: nói chuyện riêng, chọc bạn, đánh bạn, không tập trung chép bài mà làm việc riêng... Khi đó, tôi chủ yếu nhắc nhở, phân tích để các em thấy lỗi sai của mình. Nếu vi phạm nhiều lần như vậy, tôi sẽ cho em đó đứng tại chỗ một vài phút rồi lại cho ngồi xuống để tiếp tục theo dõi bài học", thầy Sơn nói.

Cũng theo Th.sĩ Vũ Hoàng Sơn, cho dù có trách phạt nhưng cũng chỉ uốn nắn và dạy trẻ. Không một giáo viên nào khi đã chọn nghề dạy học lại không yêu thương trẻ. Những giáo viên không yêu nghề, yêu trẻ là do họ đã chọn sai nghề mà thôi. Hạnh phúc của người thầy là thấy học trò của mình trưởng thành hơn.

Là một người từng nhiều năm làm công tác giảng dạy, quản lý tại Trường Tiểu học Bình Minh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cô Lê Thanh Hà lại có những cách ứng xử khác mỗi khi có học sinh phạm lỗi.

Cô Thanh Hà cho biết, theo quy định hiện hành của ngành giáo dục, giáo viên tuyệt đối không được có những hành động xử phạt ảnh hưởng tới thân thể, sức khỏe của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy trên lớp, học trò hay hiếu động và phạm lỗi nhiều lần như nô đùa, đẩy đá bạn trong lúc chơi đùa, nói chuyện và làm việc riêng... Giáo viên cũng nhắc nhở nhiều lần mà không được.

"Những khi có học sinh mải chơi, nô đùa và chạy nhảy nhiều lần trong giờ, tôi thường bố trí một số em sao đỏ cũng là những em khá hiếu động tới nhắc nhở các em này. Chúng tôi thường nói vui đây là cách 'lấy độc trị độc' và sau đó, các em đã thay đổi hẳn và nghe lời cô giáo hơn", cô Hà tâm sự.

Có thưởng - phạt tiền cho HS khi phạm lỗi

khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi
Cô giáo Dư Thị Lan Hương. Ảnh: NVCC.

Cô giáo Dư Thị Lan Hương - Giáo viên Trường THCS Chu Văn An (quận 1, TP HCM) cũng có những chia sẻ về cách "phạt" học trò mỗi khi các em phạm lỗi.

"Với các em học sinh phạm lỗi trong giờ lên lớp, tôi thường phạt với các hình thức như: Giờ sinh hoạt, tôi đố vui hay kể chuyện hài nhưng cho học sinh vi phạm chỉ nhìn, không cho tham gia vui chơi. Những em học giỏi cô cho 100.000 đồng, học khá cho 50.000 đồng, trung bình cho 20.000 đồng, nhưng vi phạm 1 lỗi là cô lấy lại 20.000 đồng, cứ thế mà tự điều chỉnh hành vi.

Có lúc tôi không phạt, không gì cả, cho tiền rồi lấy lại. Nếu em nào vi phạm nhiều sẽ được đổi chỗ ngồi bàn đầu, và học sinh giỏi sẽ lựa chỗ ngồi kèm em vi phạm. Nếu em vi phạm nhiều quá, bạn em bỏ em và không muốn ngồi gần thì em đó sẽ ngồi một mình".

khong bat quy giao vien phat the nao khi hoc sinh mac loi Từ vụ cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh: 'Đừng để nghề dạy học chỉ còn là cắn răng để kiếm tiền'

TS Lê Thống Nhất đã chia sẻ một số suy nghĩ của mình trước những sự việc một cô giáo ở Long An phải quỳ ...

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.