Không nên để tín dụng 'chảy' vào một số đại gia

Thủ tướng đã đặt vấn đề là làm sao tín dụng không nên chảy vào một số "đại gia" mà phải chảy vào doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tức là chảy vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp...
khong nen de tin dung chay vao mot so dai gia
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng.

Sáng 18/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi tra tại kiểm tra Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao và các giải pháp góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt 6 vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước cần giải trình, đưa ra các giải pháp thực hiện tốt nhất.

“Chúng ta làm tốt nhiều việc, nhưng môt số việc cần quan tâm chỉ đạo toàn diện hơn, giải pháp mạnh hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.

Vấn đề đầu tiên Bộ trưởng Dũng cho biết đó là tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất. Đây là vấn đề rất quan trọng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 18-20%.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương gần đây, Thủ tướng có đặt vấn đề là làm sao tín dụng này không nên chảy vào một số "đại gia" mà phải chảy vào doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tức là chảy vào đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Dũng cho biết, năm 2016, cả nước có 110.000 doanh nghiệp thành lập mới, 6 tháng đầu năm có xấp xỉ 60.000 doanh nghiệp mới, nhưng số doanh nghiệp dừng hoạt động, đóng cửa cũng nhiều do các nguyên nhân như khó khăn về tiếp cận tín dụng, đất đai, chính sách…

“Nghị quyết phiên họp Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5-1%”, Bộ trưởng Dũng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Dũng, tính toán phác thảo, dư nợ tín dụng của Việt Nam khoảng trên 5 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì các doanh nghiệp dành được 50.000 tỷ đồng, cứ tính 5 đồng vốn 1 đồng lãi thì chúng ta đã có 10.000 tỷ đồng, riêng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã có 2.000 tỷ đồng và giúp tăng 0,25% GDP.

“Hay nợ công trong nước hiện khoảng 1 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì tiết kiệm từ ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Vấn đề tiếp theo đó là xử lý nợ xấu. Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu, nhưng không thể trong một chốc một lát. Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp thực hiện sớm, thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, có hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng từ việc bán tài sản bảo đảm, bán nợ xấu… “Không xử lý nợ xấu không thể hạ lãi suất”, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.