Không phải nhiều tiền mà văn hóa đã cao!

Đó là quan điểm của PGS. TS xã hội học Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Infonet xung quanh câu chuyện nhiều hành khách đi máy bay có cư xử thiếu văn hóa…

Đó là quan điểm của PGS. TS xã hội học Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Infonet xung quanh câu chuyện nhiều hành khách đi máy bay có cư xử thiếu văn hóa…

- Thời gian gần đây liên tục xảy ra việc hành khách hành hung tiếp viên khi đi máy bay. Mới đây, một khách VIP đã tát nữ tiếp viên vì nghi ngờ lấy trộm điện thoại. Theo PGS thì hành vi này phản ánh điều gì?

PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Phải nói ngay rằng đây là hành vi kệch cớm, ứng xử của khách hàng không văn minh. Người ta vẫn nói nhiều đến chuyện không phải cứ nhiều tiền mà văn hóa đã cao. Thứ nữa hành khách này cũng ngộ nhận, cũng ra tay theo kiểu thị uy.

Tôi cho rằng, anh này không chỉ là thiếu kiềm chế mà còn theo kiểu ban ơn, trong trường hợp này xuống tay theo kiểu dạy bảo “mày không được hỗn”…Xét cho cùng cách hành xử đó không phải của người văn minh và cũng gọi là ngắn nghĩ.

Thực ra từ trước đến nay mọi người vẫn hay nói về văn hóa đi máy bay của người Việt Nam chúng ta đa số kể cả các chuyên gia tâm lý đều cho rằng: Nhiều nghiên cứu cho thấy số lớn những người hành vi xử sự như vậy là do đi lần đầu. Các ý kiến này đều mặc nhiên cho rằng lỗi do người đi lần đầu. Tôi cho rằng quan điểm như thế là không đúng. Vì đấy là văn hóa, hành xử của người ta, bởi người đi lần đầu có thể gây mất trật tự, mất vệ sinh chứ không phải là cách hành xử xuống tay một cách ngạo mạn và theo kiểu trịch thượng như vậy.

khong phai nhieu tien ma van hoa da cao

PGS.TS Trịnh Hòa Bình trao đổi với phóng viên.

- Thưa PGS, rõ ràng nhiều người thường có tâm lý mình là khách nên có quyền hành xử với người phục vụ thế nào cũng được?

PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Cái tát ở đây không phải cái tát của người lớn tuổi mà cái tát của người ở thang bậc trên nhìn người phục vụ bằng con mắt định kiến, và nhân thể nói thêm có thể là sự cộng dồn của những dồn nén khác nữa trong quá trình hành khách này sử dụng dịch vụ của hàng không lâu nay.

Rõ ràng sau khi sự việc được truyền thông đưa tin, mọi người xúm vào chửi cái thằng “có đai, có đẳng” VIP kia, theo nghĩa ở đẳng trên mà lại xử sự hạ đẳng như thế. Nhưng trong thực tế, xã hội chúng ta vẫn phân chia đẳng trên và đẳng dưới. Và nhóm yếu thế đa số người ta không dám hỗn hào mà người ta chỉ do mông muội, thiếu hiểu biết, quá lắm thì người ta “đói ăn vụng, túng làm càn” thay vì những người được khẳng định danh vị, có vị thế trong xã hội, có tiền bạc có uy tín, có tên tuổi thì người ta tự cho mình có quyền hành xử nhìn người khác bằng cách nhìn trắc ẩn, ban ơn và trịnh thượng.

- Không chỉ xảy ra ở dịch vụ hàng không, nhiều người Việt vẫn có thói quen rất xấu ở nơi công cộng, ngay như việc xếp hàng, tranh cướp đồ ăn tại nhà hàng buffet… Vì sao lại có hiện tượng này thưa phó giáo sư?

PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Xét đến cùng nguyên nhân là do người ta vẫn cho rằng cá nhân họ khi hòa tan trong một đám đông không rõ nguồn gốc, không rõ ràng về danh tính thì người ta hay giành cho mình quyền hành xử nhem nhuốc, lố nhố, nhom nhem bởi vì họ nghĩ rằng họ không bị ai nhận diện.

Cho nên từ thực tế đó chúng ta thấy, chỗ này hay chỗ khác luôn luôn lắp camera tự động. Đương nhiên con người bị xã hôi kiểm soát của xã hội họ sẽ hành xử khác. Ở đây là câu chuyện người ta ở trong đám đông ẩn danh, không rõ ràng nguồn gốc người ra sẵn sàng làm những điều không đẹp. Cái đấy là tàn dư, thuộc tính của văn hóa xoàng xĩnh, thấp kém mà tôi đã nói ở trên.

- Để giải quyết tận gốc cách ứng xử này, dưới góc nhìn của một nhà xã hội học, theo phó giáo sư cần phải làm gì?

PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Câu chuyện của mỗi người, mỗi gia đình nhưng trên bình diện xã hội cần có các thiết chế để điều chỉnh khi mà con đường tự giác, con đường tự nguyện nó không được thực hiện một cách tự nhiên, như nhiên một cách dễ dàng. Lúc này nhà nước buộc lòng phải có bộ tiêu chí, tiêu chuẩn điều chỉnh trên tầng bậc của xã hội. Tất nhiên những thiết chế pháp luật ấy không có nghĩa là những bộ chuẩn lạnh lùng mà là cả những văn bản dưới luật cũng như sự lên án của dư luận xã hội, của cộng đồng.

Theo tôi với những hành vi này cần có sự trừng phạt về mặt hành chính cũng như việc lên án, phê phán và tẩy chay của cộng đồng theo hướng xã hội cùng chung tay xây dựng nề nếp chuẩn mực.

Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.